YOMEDIA
NONE

Chứng minh tính đúng đắn của câu Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Chứng minh tính đúng đắn của câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

2. Bác Hồ dạy thanh niên "Không có việc gì khó

...Quyết chí ắt làm nên"

3. Đề 3 SGK / trang 59

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên,

    Lời dạy dó bao năm qua đã cổ vũ, khích lệ thanh niên phấn đấu khắc phục muôn vàn khó khăn trong cuộc sống.

    Không biết ai đã nói rất đúng “sống là hành trình khắc phục khó khăn”. Con người ta muốn sống thì phải có ăn, có mặc, có chỗ ở, có kiến thức, có việc làm, được bảo vệ... Muốn có các thứ ấy con người phải vượt qua bao nhiêu khó khăn mới đạt được. Khó khăn trong bản thân, trong xã hội, trong tự nhiên. Các Mác từng nói: “Sống tức là đấu tranh”, cũng có nghĩa là đấu tranh khắc phục mọi khó khăn, trở ngại trên con đường đi tới.

    Nhưng người ta thường có thái độ khác nhau trước khó khăn. Có người thấy khó khăn thì run sợ, chùn bước, ngã lòng, né tránh. Kết quả là họ buông xuôi, mặc cho số phận rủi may xô đẩy. Trái lại, đối với những con người tích cực thì khó khăn không làm họ thối chí, mà chỉ làm cho họ thêm mạnh mẽ. Lời khuyên của Bác Hồ nhằm tăng thêm sức mạnh cho tuổi trẻ.

    “Không có việc gì khó” - có vẻ như phủ nhận mọi khó khăn ở đời, nhưng thật ra không có ý xem mọi vật ở đời là bằng phẳng và dễ dàng. Khó khăn ở đời là một thực tế không ai phủ nhận được. Nhưng khó và dễ là tương đối, phụ thuộc vào ý chí của con người. Con người có ý chí thì biến khó khăn thành cái có thể vượt qua, khắc phục mọi khó khăn, dù cho đó là việc tày trời như đào núi, lấp biển:

    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên.

    Lời dạy của Bác Hồ đề cao đến mức tuyệt vời vai trò sức mạnh ý chí của con người trong mọi việc, đặc biệt là ý chí của nhân dân, của tập thể, của người cách mạng. Người từng dạy quân đội ta: “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cùng đánh thắng”. Người từng khuyên cán bộ ta: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

    Hoàn toàn không phải là Bác Hồ khinh thường khó khăn, chủ trương “ý chí luận”, mà là Người rất coi trọng yếu tố chủ quan của con người. Bởi vì nếu thiếu đi yếu tố đó thì dù điều kiện có thuận lợi đến đâu cũng dễ dàng bị bỏ qua, không được tận dụng.

    Trong lời khuyên của Bác có một câu rất quan trọng: “Chỉ sợ lòng không bền”. Không sợ khó mà lại sợ lòng không bền. Câu nói đó nói lên một nhược điểm thường gặp của con người là sợ gian khổ, dễ ngã lòng. Chính vì con người thường sợ khó cho nên việc khó lại càng khó! Đặc biệt là khi làm việc lớn, như đào núi lấp biển, kháng chiến chống giặc thì lại càng phải bền lòng hơn nữa. Có người nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” cũng là nói về ý này.

    Bản thân Bác Hồ là một tấm gương nêu cao ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Hồi còn thanh niên Bác từng rủ một người bạn đi sang Pháp. Khi người bạn hỏi lấy tiền đâu mà đi, Bác Hồ đã đưa hai bàn tay lên và trả lời: “Đây, tiền đây”. Nghĩa là Người sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền ra đi cứu nước. Và Người đã làm bồi bàn, làm thợ ảnh, làm phụ bếp... để hoạt động cách mạng. Khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại nhà ngục Quảng Tây, Người lại tự khuyên mình bằng bài thơ Đi đường.

    Đi đường mới biết gian lao,
    Núi cao rồi lại núi cao chập chùng,
    Núi cao lên đến tận cùng,
    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

    Ở đây lại xuất hiện tinh thần khắc phục khó khăn: Nếu quyết tâm bền bỉ leo lên đến tận cùng, thì rừng núi chập chùng trùng điệp cũng bị khuất phục.

    Tóm lại, với một bài thơ ngắn năm chữ, dễ thuộc, Bác Hồ đã khuyên thanh niên ta nêu cao vai trò quyết định của nhân tố con người trong việc khắc phục khó khăn. Đó không phải là một lời khuyên lí thuyết, mà là lời khuyên đã được kiểm nghiệm bằng cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Người, bằng quá trình đấu tranh cách mạng anh hùng của nhân dân ta.

    Vâng lời Bác Hồ dạy quân dân ta đá giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và xâm lược Mĩ. Tiếp tục Vâng theo lời Bác, nhất định nhân dân ta sẽ còn giành được nhiều thắng lợi hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

    p tham khảo na

      bởi Trương Nhi 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

    Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

    Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

    Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

    Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

    Bác Hồ từng dạy:

    "Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên"

    Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

      bởi Lê Trần Khả Hân 28/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF