YOMEDIA
NONE

Chứng minh rằng thơ văn bồi đắp tâm hồn ta.

Chứng minh rằng thơ văn bồi đắp tâm hồn ta.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Cuộc đời xưa nay vẫn luôn tồn tại bao bất công ngang trái, bao giả dối xấu xa và đê tiện... Chừng nào cái xấu, cái ác còn tồn tại, thì nhân loại nói chung còn gánh chịu nhiều nỗi đau nỗi khổ, và cuộc tranh đấu giữa 2 phe thiện và ác vẫn còn tiếp diễn, loài người tiến bộ luôn ủng hộ vun trồng cái tốt và đẩy lùi, bài trừ cái xấy. Trong "sự nghiệp" lớn lao này, văn chương đã tham gia và có những đóng góp ko nhỏ, nó đã thể hiện đúng sứ mệnh, vai trò như 1 "thứ khí giới thanh cao và đắc lực" vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác. Nam Cao nói: nhà văn phải mở hồn ra mà lắng nghe mọi âm thanh của cuộc đời, Lỗ Tấn đã chuyển từ nghề thuốc sang chữa "bệnh tinh thần" cho quốc dân, Macxim Gorki có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân Nga.

    - Văn chương phải luôn đứng giữa cuộc sống, hoà mình vào dòng chảy cuộc sống (chứ không được thoát li cuộc sống) để phơi bày, mổ sẻ những cái xấu, để giúp con người nhận thức rõ hơn về những vấn đề còn tồn tại, đánh thức và cảnh tỉnh con người, hướng con người tới những hành động thay đổi xã hội, và định hướng cho con người phương hướng để thực hiện...--> Góp phần làm xã hội ngày một tốt đẹp và trong sạch hơn .

    - Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người.

    Văn chương đích thực phải là thứ văn làm tâm hồn con người giàu đẹp hơn, phong phú hơn trong đời sống tinh thần, giúp con người biết sống hướng thiện và lành mạnh trong sáng. Bằng sức mạnh nghệ thuật ngôn từ, văn chương có khả năng đi sâu lý giải những biến chuyển tinh vi, bí ẩn sâu thẳm trong tâm hồn con người, có khả năng dự báo tính cách và số phận con người, để đánh thức trong mỗi người tình cảm yêu thương, những phần nhân văn, nhân bản nhất trỗi dậy, giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về mình và mọi người, thôi thúc con người đến với chân lý sống bằng sự tự nguyện. Hamlet trong vở kịch của Shakespear đã đặt ra 1 câu hỏi day dứt người đọc: "tồn tại hay ko tồn tại" : Đó là những bài học nhân văn, những liều thuốc tinh thần vô giá mà văn chương đã mang đến cho mỗi người đọc.

    Văn của Thạch Lam được phát triển từ bên trong mạch ngầm của đời sóng tâm linh của biết bao những cảnh đời, những số phận bình dị ngoài kia , ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn, tình yêu thương đùm bọc giữa người với người, vừa đau đớn xót xa trước những nỗi đau, nỗi khổ mà con người phải gánh chịu (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, nhà mẹ Lê...) Tác phẩm của Thạch Lam đã làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc.

    Văn học là nhân học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Văn chương phản ánh tâm hồn tác giả, là những cảm xúc cá nhân được ghi vào trang viết. Nhưng đồng thời, tác giả phải hướng đến độc giả của mình, viết cái mà họ muốn được đọc.

    Một tác phẩm nghệ thuật do chính tay người nghệ sĩ viết nên không phải thứ bình thường, nó không chỉ tái hịên lại cuộc sống quanh ta mà còn tái tạo, phát triển tâm hồn ta, nuôi dưỡng và nâng cao nó.Để chứng minh cho điều này, ta hãy phân tích một số tác phẩm và câu nói của những nhà văn nhà thơ nổi tíêng như câu nói của Gorki “văn học là nhân học”.

    Bêlinxki đã nói “nhà thơ là người nghệ sĩ của từ”: họ biến đổi từ ngữ để gây ảnh hưởng với người đọc.Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm ấy đã làm rung động bao con tim, đến tận ngày hôm nay đó vẫn là huyền thọai, là bức tranh xã hội và là nơi khiến tâm hồn, lòng bao dung của con ng ngày càng rộng hơn , người ta dễ đồng cảm và thấu hiểu cho người khác hơn, nó đã khiến bao người rơi nc mắt và đó là điều kì dịêu của văn học, là “cúôn sách hay”thực sự.

    "Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch hơn" (Thạch Lam).Văn chương có 3 chức năng:

    1/ chức năng nhận thức.Một tác phẩm hay sẽ là một tác phẩm giúp con người ta nhận thức được bản thân, nhìn nhận qua góc nhìn của tác giả tác phẩm hoặc chính các nhân vật trong tác phẩm.Từ việc nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách sống, cách đối nhân xử thế và dĩ nhiên, hoàn thiện bản thân.

    2/ Chức năng giáo dục, bất kì một tác phẩm nào cũng hướng tới mục đích giáo dục con người, và vì thế M.Gorki mới nói "văn học là nhân học".

    3/ chức năng nghệ thuật: Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khi nó hoàn mỹ về nội dung và nghệ thuật, và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, đó là "nâng cao tinh thần" và "thanh lọc tâm hồn"

    Văn chương phải là vũ khí thanh cao, dùng vào những mục đích cao cả, thiêng liêng bằng cái sắc nhọn của nó.

      bởi bach hao 12/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tham khảo tại đây:

    => https://vndoc.com/chung-minh-rang-tho-van-boi-dap-tam-hon-ta/download

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
    Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
    Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
    Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
    Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
    Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
    Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
    Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường nhưđược ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
    Nhờ trời hạ kế sang đông
    Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
    Vụ năm cho đến vụ mười
    Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
    Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
    Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
    Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
    Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
    Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
    Thân em như chẽn lúa đòng đòng
    Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
    Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
    Lạy trời cho cả gió lên,
    Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
    Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
    Đống Đa ghi để lại đây
    Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.
    Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.
    Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.

      bởi Huất Lộc 07/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF