YOMEDIA
NONE

Chứng minh Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập...

Bài viết số 5 của lớp mk nek:

Gần đây có nhiều tệ nạn xâm nhập học đường ảnh hưởng đến học tập, em hãy viết 1 bài văn khuyên các bạn rằng:Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ không làm đc việc j có ích!

Mình Nghĩ Không Có Ai Trả Lời Đâu Nhỉ!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.

    Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

    Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.

    Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ…tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu…Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.

    Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể.

    Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè…là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình…". Tất cả không trở lại bạn ạ.

    Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!


      bởi Đặng Thị Minh Tâm 24/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

     qua thực tế ta nhận thấy có nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học ở lớp để đánh điện tử, về nhà không chịu ôn bài. Hơn thế các bạn còn có thái độ học tập chưa nghiêm túc và tự giác, nhiều bạn coi  là nghĩa vụ nặng nề mà  đã giao cho, cho nên học theo kiểu đối phó, học cho xong. Có thể nói đây là một vấn đề cần được xem xét bởi việc chểnh mảng học hành của các bạn sẽ ảnh hưởng , rất lơn đến tương lai sau này.

    Bởi như chúng ta đã biết, ai sinh ra và lớn lên cũng mong muốn sau này mình sẽ làm được điều gì đó có ích cho bản thân cho gia đình cho xã hội. Tuy nhiên để làm được điều đó  cần có tri thức, mà tri thức lại là một lĩnh vực đòi mỗi người phải cố gắng, chăm chỉ học hỏi. Và học tập là một quá trình tích luỹ lâu dài từng bước, và theo một hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, để làm tốt điều đó người  phải học tập chăm chỉ từ khi bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường, từ những năm học đầu tiên bởi các lớp dưới bao giờ cũng là gốc rễ, là tri thức nền tảng cơ bản. Nếu không nắm bắt được kiến thức cơ bản thì học càng cao càng không hiểu bài, người ta thường ví việc học đó như cây không có rễ. Và đối với mỗi  dành cho học tập có thể là suốt đời nhưng học ở trường lớp để tiếp thu những kiến thức cơ bản thì chỉ có một khoảng  nhất định nó phù hợp với lứa tuổi. Chẳng thế mới có chuyện có rất nhiều người sau này lớn lên không nghề nghiệp bởi ngày xưa đi học thì mải chơi không chịu học nên giờ tiếc nuối, nhưng lúc đó đã quá lớn làm sao dám đi học lại cấp 2, cấp 3. Vậy nên nếu không nhận thức vấn đề học tập một cách nghiêm túc chắc chắn sau này có hối tiếc cũng không kịp nữa.

    Vậy nên khi còn học phổ thông phải chú ý học tập ngay từ đầu để tránh tình trạng rỗng kiến thức, bởi khi kiến thức đã rỗng rồi sẽ không nắm được các bài học tiếp theo, từ đó nảy sinh tâm lí chán học bởi thấy càng học càng không hiểu và dễ bỏ học lúc nào thuận lợi. Thường ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều người phải làm việc vất vả, quần quật cả ngày : lẫn đêm bằng tay chân thế nhưng  vẫn khó khăn, mà nếu xét nguyên nhân sâu xa đó là do họ chưa có đủ tri thức khoa học. Còn nếu muốn học tốt thì việc làm đầu tiên là phải chăm chỉ nghe cô giáo giảng ở trên lớp, về nhà học lại bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài cho buổi học tiêp theo và đặc biệt phải luôn cố gắng tập trung  theo ý tưởng của mình thì việc học mới đem lại kết quả cao, bởi cách học theo ý sáng tạo của mình sẽ giúp ta nhớ lâu và phát huy được trí thông minh vốn có trong mỗi con người. Và tích lũy tri thức là một quá trình cần mẫn lâu dài bởi thế chỉ cần chăm chỉ chịu khó  tìm tòi thì Có công mài sắt có ngày nên kim, chắc chắn sau một thời gian chăm chỉ ta sẽ có một lượng kiến thức vững chắc. Người ta thường nói thiên tài là do 99 % sự chăm chỉ còn chỉ có 1% là do thông minh bẩm sinh. Do vậy ai cũng có thể trở thành thiên tài nếu bạn thật sự cố gắng chuyên tâm vào việc học tập, tất nhiên sự chăm chỉ đó đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo. Còn nếu chỉ chăm chỉ học thuộc những lời cô giáo một cách máy móc thì việc học đó sẽ chỉ như con vẹt học nói.

    Từ đó để nói lên rằng học giỏi hay không là chính do bản thân mình quyết định và nói rộng ra tương lai của bạn có tươi đẹp hay không cũng chính là do bạn quyết định. Cánh cửa duy nhất giúp bạn tiến vào tương lai một cách tươi sáng chính là tri thức. Tri thức giúp con người hiểu biết được thế giới, hiểu về khoa học, về con người… Và đó cũng chính là kiến thức cơ bản để ta có thể làm việc được. Chẳng hạn bạn muốn sửa một chiếc xe máy thì bạn phải biết nó bị hỏng ở chỗ nào và quan trọng hơn là vì sao nó hỏng thì từ đó mới tìm ra giải pháp. Vậy nên nếu không học thì bạn sẽ không có trình độ hiểu sự vật, thế giới một cách đúng đắn về khoa học được. Và kiến thức chỉ có thể đến với những ai chăm chỉ chịu khó học tập. Nó chính là hành trang, là số “vốn” có giá trị nhất để ta có thể học tập và làm việc ở những chặng đường tiếp theo. Bởi vậy nếu không chịu khó học tập bạn sẽ không có bất cứ một tri thức để bước vào cuộc sống.

    Từ đó ta nhận thấy đối với mỗi học sinh chúng ta, những người chủ trong tương lai cần có một khối lượng tri thức để tào dựng cho mình một tương lai vững chắc và để có thể làm tốt được điều đó con đương duy nhất của chúng là phái học tập sao cho thật tốt. Điều đó vô cùng quan trọng để trước tiên thể hiện lòng hiếu  thảo với cha mẹ tiếp đến là tạo hành trang vững chắc vào đời. Do đó việc học tập đối với chúng ta, những học sinh đang cắp sách đến là vô cùng quan trọng.

      bởi Vũ Minh Khang 01/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Mỗi người một ước mơ, mỗi người tự đi một con đường mình đã chọn. Khi còn trẻ chúng ta luôn sống hết mình, rèn luyện và học tập để đạt được thành công trên con đường mình đã chọn. Có người nói rằng, khi còn trẻ ta không học thì khi về già ta chẳng làm được gì có ích. Ý kiến đó có đúng hay chăng?
    Tuổi trẻ! Tuổi của bao khát vọng và đam mê. Đó là khoảng thời gian mà con người ta sẵn lòng tắm những cơn mưa rào mà không sợ bị ướt mưa, bị cảm lạnh. Khi ấy, trong ta tràn ngập một sức sống mãnh liệt, với những mơ mộng về tương lai tươi đẹp. Vậy vì sao chúng ta không dùng sức lực và sự say mê để học hỏi tri thức, tích lũy vốn sống chứ? Có lẽ ở tuổi đôi mươi, ta sẽ dễ dàng học hỏi mọi thứ mới, tiếp nhận chúng một cách dễ dàng và lưu chúng vào não bộ. Đó có thể là những kiến thức về khoa học, sinh học, về những bài thơ dạt dào cảm xúc hay những bài văn đậm chất lãng mạn. Tất cả mọi lĩnh vực ấy đều giúp ta bồi đắp tri thức, làm giàu mình và làm đầy mình. Ông cha ta thường nói rằng: " đi một đàng, học một sàng khôn", mà chúng ta còn trẻ, tức có cơ hội được đi nhiều nơi, giao tiếp nhiều người và học hỏi nhiều điều. Bởi vậy, ta không nên bỏ lỡ thời gian căng tràn sức sống nhất, hãy dành nó để trau dồi mình. Đừng để khi về già, khi tuổi cao sức yếu, khi trí lực đã vơi đi phần nào, lúc ấy mới học. Con người khi về già đâu còn đủ sức để đi, để học và để hiểu như khi còn trẻ. Lúc đó, ta chỉ có thể ngồi một chỗ, tận hưởng những dư vị tốt đẹp nhất của cuộc sống, những bình yên sau một quãng đời dập dềnh với sóng gió. Trên thực tế, nếu khi còn trẻ ta không cố gắng, không nỗ lực thì về già ta chẳng làm nổi điều gì có ích, chẳng thể hưởng thụ cuộc sống khi trong lòng còn bao lo nghĩ và toan tính đủ điều, về mọi mặt vật chất và tinh thần. Đơn giản như, khi trẻ ta học về già ta có thể chơi, khi trẻ ta làm về già ta có thể thảnh thơi mà sống. Ngẫm nghĩ về quá khứ, về tuổi thanh xuân như một giấc mộng dài, nồng nhiệt, hăng say và táo bạo.
    Để được một cuộc sống có ý nghĩa, con người ta phải cố gắng thật nhiều khi còn đủ sức, đủ trí và đủ lực. Khi ngồi trên giảng đường, hãy chăm chú nghe từng lời thầy cô giảng, lúc người khác nói, ta hãy lắng tai nghe từng chút một. Hãy mở tất cả các giác quan, thu lại những tri thức tốt đẹp để ta có được sự nhận thức đúng đắn, có thể tự vẽ lên một tương lai tươi đẹp cho bản thân. Chỉ khi bạn học tập, có năng lực, thì bạn mới có cơ hội kiếm việc làm tốt và có được một địa vị trong xã hội, được người khác tôn trọng. Ta hãy noi theo gương vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Người ra đi tìm đường cứu nước, học hỏi nhiều điều ở nơi xa xứ, Người mới có thể giúp dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích của kẻ thù xâm lược bạo tàn.
    Bên cạnh đó, có người nói rằng, ta không cần học tập quá nhiều bởi học không phải là con đường duy nhất dẫn ta đến thành công và trở thành người có ích. Điều đó có thể đúng, bởi trong xã hội hiện này, ta có nhiều cách để vươn lên nhưng có lẽ học chính là con đường nhanh nhất giúp ta mai sau có thể làm nhiều việc có ích cho mình và cho xã hội. Trong thực tế, vẫn còn khá nhiều kẻ sống theo lối ăn bám, không chịu học hỏi và nỗ lực, họ đều trở thành những gánh nặng cho xã hội, kéo theo một loạt tệ nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Khi ta khắc phục được điều đó, xã hội sẽ trở nên văn minh hơn.
    Học không bao giờ là thừa, kiến thức là vô hạn, nó luôn tiềm ẩn khắp mọi nơi để chờ con người đến khám phá. Đó cũng là nhiệm vụ khi chúng ta còn trẻ, còn sức lực để rồi lúc tuổi xế chiều, ta làm được những điều có ích, sống an nhàn và sống bình yên.

      bởi Huất Lộc 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF