YOMEDIA
NONE

Chứng minh câu tục ngữ: uống nước nhớ nguồn.

Chứng minh câu tục ngủ
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  •      Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn coi trọng những giá trị tinh thần giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc. Những giá trị đạo đức quý báu ấy được nâng niu, gìn giữ, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn và sâu xa triết lí. Một trong số ấy là lòng biết ơn, được thể hiện qua câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

          Để hiểu rõ đạo lý sâu sắc ông cha ta gửi gắm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu tục ngữ này nhé! (1)Người xưa đã rất tinh tế khi sử dụng hình ảnh “nước” và “nguồn” để nói lên triết lí sống cao đẹp. Như chúng ta đều biết, “nước” là một thứ vô cùng quan trọng đối với sự sống con người cũng như vạn vật trên trái đất. Nước là nguồn sống của tất cả chúng ta. Con người có thể sống thiếu điện, thiếu internet…nhưng không thể nào sống thiếu nước. Nước còn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, cho lao động sản xuất. Vạn vật cây cỏ mà không có nước cũng không thể nào sinh sôi, nảy nở. Tóm lại, nước vô cùng quan trọng, đó là điều không thể bàn cãi. Và để có được nước thì không thể không nhắc tới nơi khởi đầu của những dòng nước mát trong nuôi sống chúng ta, nơi khởi đầu đó chính là “nguồn”. “Nước” quan trọng ra sao thì “nguồn” còn quan trọng hơn thế gấp nhiều lần. Vì có “nguồn” mới có “nước”. Bởi thế cho nên ông cha ta mới nói “uống nước nhớ nguồn”. Để được uống những dòng nước trong lành như thế, con người phải nhớ tới đầu nguồn sinh ra nước, cho chúng ta cũng như muôn loài trên trái đất có sự sống. Từ hình ảnh “nước” và “nguồn”, câu tục ngữ răn dạy con cháu đời sau được hưởng thành quả phải luôn ghi nhớ công lao những người đi trước. Từ những điều đơn giản nhất, để có những ngôi nhà cao tầng, những trường học khang trang thì chúng ta cần ghi nhớ công lao của những người kỹ sư, những công nhân xây dựng ngày đêm miệt mài trên công trường. Để có những sản phẩm thơm ngon, quần áo mặc hàng ngày, giày dép chúng ta đi, là sự vất vả của những cô công nhân trong nhà máy. Để có những con đường sạch sẽ mọi góc phố, là nhờ những bác lao công. Để có được bát cơm thơm ngon mỗi ngày là nhờ sự lao động không ngừng nghỉ sớm hôm của các bác nông dân. Xa hơn nữa, những bài giảng hay, những kiến thức bổ ích là nhờ những đêm miệt mài soạn từng trang giáo án của thầy cô. Rồi đất nước ta giành được độc lập như ngày hôm nay, là xương máu của biết bao người chiến sĩ đã ngã xuống theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, bao nhiêu em bé liên lạc, bao bà mẹ ngày đêm giã gạo gửi về tiền tuyến thân yêu…

    Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 mọi người lại nhớ đến câu thơ:

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.

    Vào ngày này để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, mọi người từ khắp nơi ở mọi miền đất nước đều nhớ về các vị vua Hùng kính yêu. Chúng ta cũng phải cảm ơn những người thầy người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho ta kiến thức, tiếp thêm cho ta những ước mơ cho sự nghiệp. Vào ngày lễ 20/11, lời chúc mừng hoặc những tin nhắn hỏi thăm sẽ đem lại nụ cười , tạo sợi dây gắn kết yêu thương giữa thầy và trò đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn. Hằng năm, vào ngày sinh nhật Bác cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hi sinh của Bác cho độc lập, tự do của nước nhà. Đó cũng là 1 hình thức thể hiện 1 tình cảm đẹp, 1 đạo lí đẹp của nhân dân ta. Để có được 1 bát gạo, bát cơm thơm ngon, dẻo chúng ta phải nhớ đến công lao khó nhọc vất vả của những người công dân. Họ phải cày đồng trong buổi ban trưa và mồ hôi thì rơi xuống thánh thót như mưa ruộng cày. Để tạo ra 1 hạt gạo dẻo thơm là cả sự đắng cay muôn phần vì thế chúng ta cần phải trân trọng, yêu quý người lao động. Vào ngày 27/7 hàng năm, nhân dân ta lại tỏ lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ biết bao mồ hôi công sức, thậm chí hi sinh cả 1 phần xương máu của bản thân để giành lại độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Bên cạnh đó chúng ta cũng không quên tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập cho dân tộc. Và ngày 27/2-Ngày thầy thuốc VN người dân cả nước lại hướng đến tri ân đội ngũ y bác sĩ, những người đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay thì sự nỗ lực của các y bác sĩ lại càng cao. Vì thế chúng ta phải luôn luôn biết ơn họ.

    Nhưng trong cuộc sống, vẫn còn biết bao kẻ “uống nước” những không “nhớ nguồn”. Đó là những kẻ vô ơn, “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lừa thầy phản bạn, thờ ơ với quá khứ, quên nguồn cội, chà đạp lên giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Vậy chúng ta cần phải làm gì để phát huy truyền thống biết ơn của dân tộc? Trước hết, chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc. Ngoài ra, sự tích cực học tập, lao động cũng góp phần xây dựng đất nước. Chúng ta cũng cần có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài cũng như có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

         Câu tục ngữ của cha ông đã để lại bài học vô cùng quý báu, sâu sắc về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Lời dạy của ông cha sẽ còn nguyên giá trị mặc sự chảy trôi của thời gian. Mỗi chúng ta hãy học cách ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.

      bởi DTL chip 24/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF