YOMEDIA
NONE

Chứng minh Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạch

bác hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạch . em hãy chứng minh

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Lập dàn ý đức tính giản dị của Bác Hồ. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
    1: Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sông và con người của Bác?

    a) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã nêu những chứng cứ trong đời sống của Bác các phương diện (xem phần thân bài mục b)

    b) Bố cục và hợp dàn ý:

    Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài ngắn nghị luận hoàn chính cụ thể là:

    2: Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

    Bố cục
    Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

    Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:

    + Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

    + Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.

    + Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.

    + Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong cao đẹp

    + Giản dị trong lời nói bài viết.

    Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác.

    3: Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

    Bài viết sử dụng những phép lập luận: Chứng minh, bình luận, giải thí Nhưng thao tác chủ yếu là chứng minh.

    4: “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người hiểu được khổ của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác ?
    Đoạn văn từ: “Con người của Bác…” đốn “… Nhất, định, thắng, lợi!”

    – Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này:

    Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.

    Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Đó sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.

    Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:

    + Chỉ vài ba món giản đơn.

    + Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

    + Ăn xong, cái bát hao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

    Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.

    – Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:

    + Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống…)

    + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

    + Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    5: Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

    Tác giả đã giải thích, bình luận vồ đức tính giản dị của Bác Hồ. Đó là giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng. Sự giản dị về vật chất càng làm bật sự phong phú về đời sống tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm. Đó thực sự một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.

    *MỞ BÀI:
    Bác Hồ-vị lãnh tụ đồng thời cũng là người cha già đáng kính của nhân dân và dân tộc Việt Nam. Ai ai cũng biết, tuy rằng Bác có địa vị trong cuộc sống nhưng cách ăn mặc và từng lời nói của Người đơn sơ và giản dị vô cùng.
    Trong suốt cuộc đời làm cách mạng và vì dân vì nước, Bác thật sự đã lãng quên đi những gì của bản thân mình. Nhân dân Việt Nam và bạn bè các nước khác đều rất quen thuộc với đôi dép cao su, chiếc áo nâu sờn, cây quạt, viên gạch sưởi lưng,… những thứ tài sản rất giản dị của Người.
    *THÂN BÀI:
    -Vào tháng 6 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên chấn động cả Thế Giới,
    Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc.Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu thì lân tiếng hỏi: Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để nó sau ưng ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
    Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Cái quý báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
    -Khi áo Bác rách, Người không cho các chú, các bác trong chiến dịch muốn mua cho Bác áo mới nhưng Bác không đồng ý. Cái áo ấy phải được vá đi vá lại nhiều lần thì Bác mới vứt đi. Các chú cán bộ mua cho bác một bộ áo mới nhưng Người không mặc mà để lại xem có ai trong nước đi du học thì Bác sẽ cho họ như một món quà khuyến khích tinh thần vậy.Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người cũng thế. Khi nó rách, Bác nhất quyết không chịu thay mà vẫn vá nó lại.
    - Lúc Bác ốm, chú cán bộ bảo sẽ nấu cháo cho Người, nhưng Bác căn dặn rằng có nấu thì nấu bằng cơm nguội chứ đừng nấu bằng cơm nóng để tiết kiệm gạo và không bỏ phí thức ăn.
    - Những khi đi dự đại lễ’ Bác thường mặc bộ kaki cũ sẫm màu. Còn thường ngày thì Người sẽ mặc bộ bà ba nâu lụa Hà Đông và đi dép cao su hay guốc gỗ
    *KẾT BÀI
    Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta cùng học tập.

    Chỉ có dàn ý hãy biến thành bài của bạn

      bởi trọng nghĩa 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON