YOMEDIA
NONE

Chỉ ra từ Hán Việt trong đoạn Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác...

câu 1 đọc rồi trả lời

vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật ,kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiểu

a) chỉ ra từ hán việt

b) chỉ ra các từ láy và tác dụng

câu 2 đọc rồi trả lời câu hỏi

tiếng suối trong như téng hát a

trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

a)tên bài thơ và tác giả?hoàn cảnh sáng tác?

b)chép lại hai câu thơ có hình ảnh của tác giả

c)cảm nhận hai câu trên

GIÚP MÌNH NKA

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Kim dạ nguyên tiêu nguyên tiêu nguyệt chính viên-Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.

    c, Trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Bác Hồ là người được nhiều độc giả yêu mến. Đọc thơ Người, em ấn tượng nhất bài thơ Cảnh khuya với hai câu thơ đầu nói về tình yêu thiên nhiên sâu sắc và tình yêu dân, yêu nước của Người:

    (Trích hai câu thơ đầu)

    Trước hết, đến với câu thơ mở đầu miêu tả tiếng suối trong vắt, vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Nếu như thơ xưa, Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm:

    "Côn Sơn suối chảy rì rầm,- Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" thì nay trong thơ Bác tiếng suối được so sánh với tiếng người hát. Cách so sánh này đã làm cho tiếng suối trở nên trong trẻo, ấm áp hơn và đặc biệt trở nên gần gũi với con người hỡn mang sức sống tươi trẻ hơn. Bác Hồ luôn coi thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ của mình. Câu thơ thứ hai tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên gồm nhiều màu sắc, hình khối và đường nét. Có nét đậm là dáng hình của cổ thụ, ở trên cao lấp lánh ánh trăng. Có nét thanh mảnh huyền ảo là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hõa un trên mặt đất tạo lên những hình như trăm ngàn bông hoa đc dệt lên. Có thể nói bức tranh chỉ co hai gam màu sáng-tối mà tạo nên bức tranh kì ảo, say đắm lòng người. Điều đó đc nhà thơ thể hiện rõ ở điệp từ"lồng":"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Đọc thơ ta ngỡ chăng cổ thụ và hoa là những sự vật tách rời riêng lẻ, vậy mà chúng vẫn hòa quyện vào nhau, soi sáng cho nhau, quấn quýt mà tạo nên bức tranh "thủy mặc tuyệt bích". Bức trang ấy là do thiên nhiên vẽ ra hay do chính tài năng và sự cảm nhận tinh tế của Người? Có lẽ Người đã thổi vào cảnh rừng Việt Bắc một linh hồn để tạo dựng lên bức tranh dào dạt sức sống, lung linh sống động. Có đc bức tranh đẹp đến động lòng người như vậy có lẽ nhờ tình yên thiên nhiên sâu sắc của Người.

    Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha, bài thơ đã cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác. Từ đó, hòa sâu với tình yêu dân, yêu nước tạo nên con người vĩ đại-Hồ Chí Minh.

      bởi Trịnh Dung 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON