YOMEDIA
NONE

Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong bài Rằm tháng giêng

B1. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Rằm tháng Giêng ?

B2 . Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về hình thức , nội dung , nghệ thuật của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ?

B3. Sau khi hok xog bài thơ Tiếng gà trưa e hiểu đk ý nghĩa j từ âm thanh của tiếng gà trưa ?

B4 . Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của e về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa ?

B5 . Sưu tầm 1 số câu thơ viết về tình cảm bà cháu , gia đình ?

Giúp mk vs m.n ơi ! khocroikhocroi

B4 chỉ cần vít đoạn văn thui nha m.n ! khocroi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Bài 2:

    * Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

    a. Cảnh khuya

    - Nội dung

    Bài Cảnh khuya viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm chất hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh của núi rừng Việt Bắc, mở đầu bằng hình ảnh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Tiếng suối trong hay tiếng hát trong? Có lẽ cả hai. Sự so sánh bất ngờ, thú vị đó đã tạo nên hình ảnh thơ rất sinh động, giàu hình ảnh và mang không khí ấm áp, gần gũi của con người giữa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng của chiến khu.

    Có nhiều nhà thơ khi miêu tả tiếng suối so sánh với các hiện tượng thiên nhiên như:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

    (Nguyễn Trãi)

    Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách rất tinh tế, gợi cảm. Hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người, tạo giọng điệu trẻ trung, trong trẻo. Cách so sánh của tác giả rất độc đáo và thể hiện tư duy mới mẻ trong thơ: lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên, làm cho âm thanh thiên nhiên cũng trở nên gần gũi, thân quen.

    Tiếp theo đó là sự hài hoà giữa cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên huyền ảo, hài hoà, lồng vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Dòng thơ thứ hai có thể hình dung theo hai cách: ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa hoặc ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. Trong Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm viết “Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm/ Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông”. Ta có thể hình dung bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng nhưng rất hài hoà. Có dáng hình vươn toả của vòm cổ thụ, trên cao lấp loáng ánh trăng, dưới mặt đất, bóng cây, trăng, hoa, lá in vào tạo thành những bông hoa thêu dệt. Bức tranh có sự hài hoà hai màu sáng tối, đen trắng mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, ấm áp mà gần gũi. Hai câu thơ rất giàu giá trị biểu cảm, câu đầu là thi trung hữu nhạc, câu sau là thi trung hữu hoạ.

    Trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy xuất hiện hình ảnh con người, chính là hình ảnh thi nhân. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ say mê chiêm ngưỡng mà chưa ngủ. Dòng thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức còn chính là vì lo cho vận mệnh đất nước, hay chính là vì thức đến canh khuya lo việc nước mà Bác gặp ánh trăng rừng tuyệt đẹp. Giữa cảnh vật đó là hình ảnh nhà thơ - hình ảnh vị lãnh tụ lo lắng cho dân, cho nước không ngủ được. Trong thơ của Bác, có nhiều cảnh mất ngủ, đã diễn tả tấm lòng yêu nước, thương dân, trách nhiệm của vị lãnh tụ. Thơ của Bác đã diễn tả một cách chân thành và giản dị những tình cảm thiêng liêng với dân tộc, với nhân dân, đó cũng là phong cách thơ độc đáo của Người.

    - Nghệ thuật

    Bài thơ kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, nổi bật là phép so sánh (đã phân tích ở phần Nội dung). Phép điệp ngữ (“lồng”, “chưa ngủ”) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm. Dòng cuối ngắt nhịp 2/5 độc đáo để nhấn mạnh tâm trạng của Bác “vì lo nỗi nước nhà”.

    Thơ của Hồ Chủ tịch tiêu biểu cho phong cách trữ tình cách mạng, kết hợp hài hoà giữa chất: cổ điển và hiện đại: cổ điển ở từ ngữ, thể thơ, hình ảnh thơ nhưng hiện đại ở tư tưởng, nội dung.

    b. Rằm tháng riêng

    - Nội dung

    Đây là bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ viết đúng tiết rằm tháng giêng năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ viết bằng chữ Hán, có bốn câu, nhưng có thể nói mỗi câu là một nét khắc hoạ tinh tế cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của con người trước thiên nhiên kì vĩ. Và từ năm 2002, Hội Nhà văn Việt Nam lấy ngày rằm tháng giêng âm lịch hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam thì người yêu thơ càng có dịp hiểu thêm, yêu mến thêm hồn thơ Hồ Chí Minh.

    Phiên âm viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt còn bản dịch thơ viết theo thể lục bát và có thêm những tính từ miêu tả như lồng lộng (dòng 1) và bát ngát cùng với động từ ngân (dòng 4). Một số từ ngữ của bản dịch không được dịch sát nghĩa với nguyên tác (kim dạ, chính viên, xuân thuỷ, yên ba thâm xứ).

    Trong bài Rằm tháng giêng, Bác thưởng trăng trên khói sóng nơi “yên ba thâm xứ” cõi sâu kín bí mật trên dòng sông giữa núi rừng chiến khu. Người đang thưởng ngoạn trăng không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là người chiến sĩ cách mạng, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân”.

    Ta có thể hình dung khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng khắp trời đất. Cách miêu tả trong bài thơ vẫn theo truyền thống của bút pháp thơ cổ phương Đông: chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp, thống nhất trong cái toàn thể chứ không đi vào miêu tả chi tiết, gợi nhiều hơn tả. Cảnh đêm Rằm tháng giếng nổi bật với ánh trăng rằm trên sông nước, có không gian bát ngát, tràn đầy sức xuân. Cả dòng thơ thứ hai tràn ngập sắc xuân với ba chữ xuân liên tiếp: Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Bác như một tao nhân mặc khách thưởng xuân nhẹ nhàng, yên bình.

    Trong khung cảnh đó thật bất ngờ lại diễn ra cuộc họp bàn việc quân, việc chính trị, một công việc quan trọng và hết sức bí mật. Đối chiếu với nguyên tác, hai chữ “yên ba” có nghĩa là khói sóng. Phần dịch thơ là giữa dòng mới chỉ ra được nơi luận bàn việc quân nhưng nó đã bỏ mất cái mịt mù hư thực huyền bí thiêng liêng của cảnh khuya. Đây là một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ mang phong vị Đường thi nhưng ba chữ đàm quân sự lại làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

    Đặt trong hoàn cảnh ấy, chúng ta thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế, dồi dào trước thiên nhiên, đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn nhà thơ quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng sáng, một tiêng suối trong, hay cảnh trời nước bao la dưới trăng rằm tháng giêng. Phong thái ung dung còn thể hiện ở con thuyền của vị lãnh tụ sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăng.

    Tác giả sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt rất nhuần nhị, tạo cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy, tràn đầy sắc xuân. Thể thơ thất ngôn hàm súc, lời ít ý nhiều, tạo sức gợi của ngôn từ, hình ảnh. Nhà thơ đã có sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, vừa mang màu sắc cổ điển và hiện đại.

    - Nghệ thuật

    Bài thơ là sự kết hợp hài hòa phong cách cổ điển và hiện đại. Những thi liệu cổ điển của bài thơ như con thuyền, vầng trăng, sông xuân, trời xuân, khói sóng,... đã tạo nên không khí thưởng ngoạn của các tao nhân mặc khách. Không gian núi rừng tĩnh lặng, không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thơ phú mà “đàm quân sự”.

    * Ý nghĩa

    a. Cảnh khuya

    Qua bài thơ, chúng ta thấy chân dung nhà thơ - chiến sĩ, người nghệ sĩ say đắm cảnh trời, nhạy bén, tinh tế nhưng vẫn đau đáu một lòng với đất nước, với thời đại.

    b. Rằm tháng giêng

    Bài thơ như một đoá hoa đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh. Hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăng rất lãng mạn, thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ trong con người chiến sĩ. Qua đó, Bác cũng thể hiện sự rung cảm tinh tế và phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời trong kháng chiến gian khổ...

    P/s: Tham khảo

      bởi Phạm Trung Kiên 25/09/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • B4 

    Tiếng "Bà" là một tiếng gọi rất dỗi bình dị, giản đơn nhưng lại chan chứa đầy tình yêu thương. Từ thuở nhỏ, hình ảnh người bà đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người. Bà hiền hậu ôn tồn dạy bảo con cháu, người bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng, người bà chở che trước những trận đòn của ba,... Tất cả hình ảnh đó là một phần tuổi thơ tôi. 

     

    Ta cũng tìm được một người bà như vậy Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nó đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cảm xúc đọng lại trong lòng tôi về tình bà cháu. Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Bài thơ cũng đã gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương bình dị của người bà. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà. Bà chăm sóc đàn gà, mong sao cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu, cái ước muốn giản đơn vậy thôi và dù ống quần rộng, áo trúc bâu thì người cháu cũng không chê vì hiểu được tình yêu thương và sự vất vả mà bà đã dành cho mình. Người chiến sĩ trong bài không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ đã làm tôi xúc động, tôi chỉ có thể nói rằng bài thơ này quá hay! 

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 14/06/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON