YOMEDIA
NONE

Cảm thụ đoạn Tạm biệt đời ta yêu quý nhất...

cảm thụ đoạn thơ sau :

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất,
Còn mấy dòng thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất,
Sống là cho. Chết cũng là cho.

( Tố Hữu )

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Đây hình như là bài tạm biệt của tố hữu thì phải..??

    Bài làm:

    Có những người khi ra đi, không một lời trăng trối, không một chút nhắn gửi. Lại có người muốn trút hơi thở cuối cùng bằng việc dặn dò con cháu. Còn với Tố Hữu, trăn trở cuối cùng lại tha thiết với cuộc đời: “Tạm biệt đời ta yêu quý nhất”. Hóa ra cuộc đời .là nơi tác giả gửi gắm bao trìu mến, yêu thương. ”Tạm biệt” chứ không phái “vĩnh biệt”, một sự ra đi chứ không phải lần vĩnh quyết. Chào nhé cuộc đời, người bạn thân thiết của tôi. Câu thơ cất lên tha thiết, tâm tình như ngỏ với một tri ân “đời ta yêu quý nhất” có nghĩa là trong trái tim Tố Hữu, cuộc đời được đặt ở vị trí trang trọng, thiêng liêng nhất. Áp tay vào tim, thấy nhịp đời thổn thức. Dòng máu nóng cuộn dâng, cũng là giục giã của cuộc đời. Nói về cái chết mà nhà thơ thanh thản đến lạ lùng. Ra đi, lẽ tất nhiên người ta hay suy nghĩ về cái hư vô và cái hiện hữu, cái biển tan và cái trường tồn, bất biến. Còn lại gì của cuộc đời nghệ sĩ, thì đó là: “Còn mấy vần thơ. Một nắm tro”. Dấu chấm giữa dòng chia câu thơ thành hai về. Một nửa thuộc về tinh thần và một nửa thuộc về thể xác. Thể xác là cái hữu hình, vậy mà cuối cùng cũng biến tan, vô nghĩa. Còn văn chương, thường mong manh, trừu tượng hóa ra là vĩnh hằng. Tố Hữu có được may mắn hơn người thường bởi còn để lại cho đời “mấy vần thơ”. Ngỡ rằng ra đi là hết. Nhưng nhà thơ nguyện cống hiến tới cùng, biến cái chết thành sự hữu ích: “Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất”. Những vần thơ sẽ gửi đi muôn nơi, ở lại trong trái tim những người đồng hành, hay nói như Xuân Diệu: là phấn đưa hương. Ngay đến cát bụi trần thơ, một nắm tro tàn của thể xác cũng phải làm xanh cây. Vậy là con người dẫu có mất đi thì hai phần vật chất và tâm linh đều hóa vào “đời ta yêu quý nhất”. Một nguyện ước thiết tha được đáp trả bằng sự dâng hiến chân thành. Đất mẹ sẽ đón nhận nắm tro mà vun xới cho cây cối, dân tộc sẽ neo giữ những vần thơ say mê mà “thanh lọc” tâm hồn mình. Như thế có nghĩa, Tố Hữu đã đi trọn vẹn một con đường cát bụi của thế nhân, một đời người như thế, còn dám mong ước gì hơn. Từ tâm niệm chân thành, nhà thơ phát biểu một quan niệm nhân sinh, một triết lí Sống sâu sắc: “Sống là cho, chết cũng là cho”. Điểm bắt đầu hay điểm kết thúc của đời người đều hội tụ ở điểm nút: hi sinh. Lẽ sống là dâng hiến, không chút băn khoăn, không gợn toan tính. Câu thơ vang lên rõ ràng, dứt khoát, vững vàng như một lời khẳng định. Không phải cho đến lúc cuối đời, từng trải qua bao sóng gió mới cho nhà thơ cái nhìn tỉnh táo và sâu sắc. Ngay những ngày háo hức chào đời, người nghệ sĩ ấy đã phát hiện: “Sông là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Chỉ có điều, trong khoảnh khắc cái chết cận kề, người mới thấm thía tận cùng lẽ hiến dâng: “chết cũng là cho”. Không nhận chút gì về mình, cứ như một mũi tên vun vút hướng về phía trước. Cuộc đời ấy đúng là “cuộc đời chiến đấu". Chảng một phút giây chần chừ, xiêu ngã. Bốn câu thơ ngắn gọn như di nguyện cuối cùng của một đời thơ, đời người. Nguyện gắn bó thiết tha và hiến dâng trọn vẹn với cuộc đời, xét đến cùng là niềm tin yêu, say mê với lí tưởng cộng sản, với cuộc sống nhân dân. Đó cũng là lúc nhà thơ hiến dâng cho đời một lẽ sống, một lí tưởng sống giản dị mà thiêng liêng, một chút thơ chân thật mà tươi xanh sức Sống của hiện thực., Thế đấy, song chẳng phút nào ngừng gắn bó cuộc đời. Chết, linh hồn vẫn bám riết lấy “đời ta yêu quý nhất”.

    Có thể thấy, tâm nguyện cả một đời dồn trong bốn câu thơ song không phải là những giáo lí khô khan mà quan niệm ấy của Tố Hữu đã chuyển hóa sinh động vào thơ cũng như khởi nguồn từ chính cọn người thi sĩ. Không biết đã bao lần. những câu ca dao, dân ca tự xa xưa đã gối ngủ trong thơ người. Cứ trở đi trở lại âm điệu tha thiết của lục bát quê hương. Khẽ ngân rung điệu hò mái nhì, mái đấy. Tiếng chèo đã khua dậy sóng nước Hương giang. Văn hóa truyền thống không phải chỉ ảnh hưởng mà đã trở thành muối trong đại dương. Thiếu chất vị mặn mòi của văn hóa dân gian, cơ chừng hồn thơ Tố Hữu cũng mất đi Trong vị riêng. Không chỉ gắn bó với văn học dân gian, ở Tố Hữu, người ta thấy một niềm tin bất diệt vào lí tưởng cộng sản. Có lẽ trái tim ấy chưa bao giờ nguôi nhịp đập thủy chung, tha thiết với cuộc sống nhân dân. Dẫu có lúc người trai trẻ “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” nhưng ngay khi bắt gặp ánh sáng cách mạng, nguồn năng lượng cảm xúc dồi dào đã được giải phóng để người thanh niên Nguyên Kim Thành nguyện chiến đấu đến cùng cho Tổ quốc, để ngòi bút băng băng nhờ lực đẩy của lòng yêu đời, say đời

    Cre:itn

      bởi Hồng Luyến 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF