YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ về vẻ đẹp con người Việt Nam.

Tự làm không chép mạng nha
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

    - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu có sức chinh phục mạnh mẽ bởi niềm say mê lí tưởng, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, tính dân tộc đậm đà.

    - Quang Dũng là hồn thơ lãng mạn, hào hoa, yêu tha thiết quê hương đất nước. Tác giả có khuynh hướng khai thác vẻ đẹp bi tráng, hào hùng.

    Việt Bắc và Tây Tiến là những thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Cả hai tác phẩm đều khắc họa hình tượng những con người Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến.

    Đây là hai đoạn thơ tiêu biểu trong hai bài thơ khắc họa vẻ đẹp của tập thể những con người Việt Nam anh hùng.

    2. Trình bày cảm nhận:

    a. Chỉ rõ, phân tích điểm tương đồng trong hình tượng tập thể trong 2 đoạn thơ:

    - Đều được xây dựng bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    - Cả 2 đoạn đều tái hiện lại một không khí hào hùng, âm vang chiến trận mà trong đó, hình tượng tập thể nổi lên như những người anh hùng có sức mạnh phi thường, hai hình tượng tập thể với phẩm chất anh hùng, dũng cảm, với trái tim yêu nước nồng nàn và sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng, có tâm hồn lãng mạn. Khẳng định lẽ sống cao đẹp sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước.

    - Cảm xúc tự hào ngợi ca.

    b. Chỉ  ra và phân tích điểm khác biệt trong hình tượng tập thể con người Việt Nam trong hai đoạn thơ: 

    * Đoạn thơ trong bài Tây Tiến thể hiện vẻ đẹp của một tập thể anh hùng: hội tụ sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam và mang nét rất riêng của đoàn binh Tây Tiến, vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của thanh niên trí thức Hà thành. Hình tượng được khắc họa trong mất mát, hi sinh nhưng vẫn hoành tráng, hào hùng; vì vậy, âm hưởng của đoạn thơ là âm hưởng bi tráng.

    - Vị trí của đoạn thơ: là đoạn ba của bài thơ. Sau khi khắc họa hình tượng người lính trên những cung đường hành quân, nhà thơ đã khắc họa tượng đài tập thể  những người lính Tây Tiến.

    - Đặc điểm của hình tượng:

    + Người lính Tây Tiến được khắc họa một cách chân thực, có những giới hạn không thể vượt qua như bệnh tật, ốm yếu, cái chết: “không mọc tóc”, da “xanh màu lá”, dãi dầu và “về đất”.

    + Nhưng họ vẫn thể hiện vẻ đẹp phi thường, hào hùng: dữ oai hùm, mắt trừng.

    + Họ cũng là những thanh niên lãng mạn, hào hoa: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

    + Lí tưởng sống cao đẹp: sự hi sinh tự nguyện: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Qua trí tưởng tượng của Quang Dũng, người lính được khoác trên mình tấm áo bào sang trọng của các chiến tướng mặc khi ra trận, mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cổ điển. Sự ra đi của người lính nhẹ nhàng, thanh thản như là sự trở về với đất mẹ yêu thương. Âm thanh tiếng gầm của dòng sông Mã như khúc tráng ca đưa người lính về nơi an nghỉ. Cảm xúc tiếc thương, đau đớn, nhưng vẫn tràn đầy niềm tự hào.

    - Nghệ thuật biểu hiện: sắc thái cổ điển thường thấy trong thể hành, hình ảnh ước lệ, từ Hán Việt, vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng.

    * Đoạn thơ trong bài Việt Bắc: Tập thể anh hùng trong đoạn thơ của bài Việt Bắc hội tụ sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh của quá khứ, được khắc họa trong không khí ra trận, âm hưởng anh hùng ca.

    - Nội dung của đoạn trích: là lời người ra đi đáp lại người ở lại, thể hiện nỗi nhớ Việt bắc trong những ngày chiến dịch.

    - Đặc điểm của hình tượng tập thể anh hùng trong đoạn thơ:

    + Không gian xuất hiện: những con đường Việt Bắc.

    + Thời gian: ban đêm; cho thấy sự gian khổ, điều bất thường của chiến tranh.

    + Những người lính đông đảo và có sức mạnh lay trời chuyển đất, thể hiện ánh sáng lí tưởng đẹp đẽ, tâm hồn lãng mạn (chú ý các hình ảnh: “rầm rập như là đất rung”, “điệp điệp trùng trùng”, “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”).

    + Đoàn dân công phục vụ chiến dịch được miêu tả trong ánh sáng của ngày hội kháng chiến và ánh sáng của tương lai, họ có trái tim cách mạng rực lửa và sức mạnh san phẳng mọi khó khăn. (Chú ý các hình ảnh: “đỏ đuốc”, “ từng đoàn”, “bước chân nát đá”, “đèn pha bật sáng”).

    + Cảm xúc: tự hào tin tưởng, lạc quan (hình ảnh “Những đường Việt Bắc của ta”, “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”).

    - Nghệ thuật biểu hiện:  những yếu tố thể hiện tính dân tộc trong thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, vận dụng thành ngữ, từ láy, tiểu đối, hình ảnh ước lệ. Đoạn thơ thể hiện xu hướng đổi mới thơ lục bát bằng cảm hứng anh hùng ca và giọng điệu hào hùng; đoạn thơ đã xây dựng hình tượng  những con người anh hùng và bút pháp khoa trương mang màu sắc sử thi.

    3. Đánh giá chung:

    - Xây dựng hình tượng tập thể anh hùng, hai đoạn thơ góp phần thể hiện đặc điểm của thơ ca cách mạng là khuynh hướng sử thi vẻ đẹp lãng mạn.

    - Cùng thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tưởng sống cao đẹp của con người.

    - Hai đoạn thơ góp phần khẳng định giá trị là bản anh hùng ca cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc

      bởi Huất Lộc 07/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Oke
      bởi Mai Đỗ 07/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Oke
      bởi Mai Đỗ 07/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau. Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

    Trong điều kiện sống đầy đủ, người Việt Nam vẫn tiết kiệm, khiêm tốn trong chi tiêu, hưởng thụ. Trong quan hệ xã hội người Việt Nam “Tôn sư trọng đạo”, tôn trọng người có công với dân tộc làm đầu. Giao lưu, đối thoại với các nền văn hóa thế giới, người Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh văn hiến dân tộc, giữ danh dự tâm hồn trong sáng. Tinh thần khiêm tốn học hỏi, cầu thị vì sự tiến bộ và phát triển đất nước, con người trước quan hệ quốc tế luôn được đề cao. Trong quan hệ giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, các nhóm cộng đồng và cá nhân, thái độ “đói cho sạch, rách cho thơm”, tinh thần “Thương người như thể thương thân” luôn là bản sắc văn hóa trong cuộc sống, ứng xử của người Việt Nam.

    Hiện nay đồng tiền đang chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi đối xử của con người, nó đang góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống nhân văn của nhân dân ta. Điều đáng nói là, nhiều nếp sống thể hiện thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc ta bị thương mại hóa. Đời sống tinh thần, tâm linh của lễ giáo, nơi tôn nghiêm của các lễ hội cũng trở thành nơi kinh doanh trục lợi của không ít cá nhân và tập thể. Cưới xin là lễ tục truyền thống vô cùng thiêng liêng của mỗi đời người giờ đây cũng trở thành dịp tính toán lời lãi. Người ta đến đám cưới không phải là đến với tình cảm, bạn bè mà là để biếu xén, trả công, trả nợ nhau. Lễ sinh nhật, lễ mừng thọ không còn là ngày kỷ niệm những mốc trưởng thành và hạnh phúc lâu bền, lại là dịp tâng bốc nhau, thực hiện những mục đích đã định.

    Kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc đem lại một không khí giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự. Đó là nền tảng và điều kiện cho sự phát triển từng bước vững chắc ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, con người ngày càng có được dân chủ với tư cách cá nhân, cũng như với tư cách tập thể. Tất cả những điều đó làm cho mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ta ngày càng trở nên lành mạnh, song nơi này nơi kia chúng ta thấy nền kinh tế thị trường đang làm nảy sinh quan hệ chủ tớ và ngày càng nặng nề. Không thiếu hiện tượng thủ trưởng dùng quyền hành để áp đặt công việc và cả hành vi cho cán bộ, nhân viên, bắt nhân viên tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối của mình. Tình trạng mất dân chủ không chỉ xuất hiện trong công tác mà cả trong quan hệ cá nhân còn rất trầm trọng. Dân chủ nhiều nơi, nhiều lúc chỉ là hình thức.

    Ở nhiều địa phương tiếp dân không chu đáo. Những ý kiến, kiến nghị của dân không được giải quyết, còn vòng vo đùn đẩy lên cấp trên. Có nơi còn trù dập cán bộ dưới quyền, hách dịch nhân dân, trù dập những người dũng cảm dám phát hiện, tố cáo, đấu tranh với những hiện tượng và hành vi sai trái của cán bộ lãnh đạo.

    Mỗi cấp, mỗi ngành trong tỉnh cùng toàn Đảng, toàn dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hình thành đạo đức tốt đẹp trong giao tiếp, ứng xử. Đẩy mạnh công tác tư tưởng, văn hóa xây dựng nhân cách, nhân văn cao đẹp trong mỗi người, trong tập thể và toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

      bởi Vũ Minh Khang 13/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF