YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ sau khi học bài thơ Nội ơi

Nội ơi

Một đời rơm rạ ruộng đồng

Nội đi chỉ tấm lưng còng mang theo

Cỏ vàng nấm mộ buồn teo

Buốt đêm mưa,rát nắng chiều nội ơi!

Bao đêm nuôi cháu mồ côi

Lời ru nỗi đẫm vành nôi cháu nằm.

> Cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ trên

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Quê hương Quảng Bình đối với tôi vừa gần gủi thân thương, vừa thiêng liêng máu thịt; nó rạo rực, bâng khuâng; có khi đau đáu, có khi dịu ngọt, có lúc trào dâng, có lúc lắng động; nó níu kéo, giằng xé, mơn man, xõa vỗ hồn tôi như môi sóng hôn bờ” và “Quê hương như dòng suối tâm linh róc rách trong cõi lòng, là giọt lệ kim cương lấp lánh, là vầng trăng huyền ảo tỏa sáng trong tôi…”. Đó là những lời tâm sự của anh Nguyễn Ngọc Khương - một người con sinh ra trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió. Từ thành phố Hồ Chí Minh, mỗi khi nhắc đến miền trung, nhắc đến Quảng Bình, anh lại nghẹn ngào xúc động. Và chính cái “mơn man” đó là động lực, là chất “men tình” trong sáng tác của anh

    Tập thơ “Trăng Nhật Lệ” là một trong 10 tập thơ chọn lọc mà nhà thơ Ngọc Khương, hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh đã khắc họa khá đậm nét về mảnh đất, con người Quảng Bình với một tâm trạng khắc khoải, nhớ thương:

    Tôi đi xa mang theo cả quê hương
    Đêm trăn trở, nghe trăng vàng quẩy sóng
    Những đôi mắt bồ câu tròn xoe, mơ mọng
    Và tiếng gõ chài khắc khoải gõ mòn tôi…


    Nguyễn Ngọc Khương sinh ra và lớn lên tại thôn Vĩnh Phước, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch. Là một người thầy giáo đa tài và “trời” còn phú cho anh nét dịu hiền, dễ gần, dễ mến. Phải chăng cái chất dung dị bình thường ấy lại là ưu thế mà không ít chị em “cất giấu hình bóng anh” trong trái tim của họ. Suốt thời kỳ giảng dạy trên quê hương Hạ Trạch, Mỹ Trạch, rồi làm thơ, làm báo, viết sách…Và sau này với nhiều tập thơ như: Trăng nghiêng, Cây đàn và bông hồng, Hồn quê, Cõi người, Cây đổi màu, Võng tình…ra mắt bạn đọc. Không chỉ làm thơ mà anh còn viết nhiều tác phẩm nghiên cứu văn học, kịch bản phim như: Vĩnh Phước mến yêu, Đi tìm dấu tích Tổ tông… Tháng 7 năm 2012, nhà thơ Ngọc Khương ra mắt tập thơ “Trăng Nhật Lệ” do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành với 40 bài thơ chọn lọc trong số gần 100 bài thơ viết về quê hương Quảng Bình yêu dấu. Có thể nói “Trăng Nhật Lệ” đã gửi gắm tấm lòng mến thương của anh với bạn bè, người thân, với quê hương đất mẹ. Chính vì thế mà dù ở đâu, hai tiếng Quảng Bình luôn làm trái tim anh trăn trở:

    Nghe bài hát quê hương, thương Mạ quá chừng
    Sáng tần tạo chợ Đồn, chiều còng lưng dặm lúa…
    Gió bấc úa vàng ngọn cỏ
    Bao giờ hết khổ Mạ ơi!
    (Nghe bài hát Quảng Bình)


    Quảng Bình còn nghèo và vất vã lắm nhưng ở đâu có được như quê tôi, bởi người quê tôi chịu thương chịu khó, đùm bọc, sẽ chia:


    Người dân quê tôi cần kiệm thảo lành
    Bát cháo sớt đôi, miếng trầu chia nửa
    (Quê tôi)


    Làng tôi một người bệnh nháo nhác cả thôn
    Một người sinh, chật nhà than lửa.

    (Ký ức làng tôi)


    Vào những mùa mưa lũ, quê tôi lại gồng mình chống lũ. Những người con xa quê lại đau đáu ngóng về:

    Đọc bản tin, con sao cầm nước mắt

    Nỗi niềm đậm ướt trang thơ
    (Nỗi niềm sau cơn lũ).


    Những người dân quê mộc mạc, chân lấm tay bùn, một nắng hai sương bám trụ ruộng đồng, đùm bọc giúp đỡ nhau khi tối lửa tắt đèn, trong những lúc gian khổ:


    Làng tôi qua bao cuộc chiến tranh
    Lá lành đùm lá rách
    Có bà mẹ mấy người con mất tích
    Đêm ngâm Kiều khuây khủa những buồn đau

    (Ký ức làng tôi).

    Ngọc Khương nhớ từng bờ tre, khóm lá, nhớ từ ruộng mạ, luống khoai, nhớ cổng làng, nơi chứng kiến bao thế hệ ra đi, bao người con trở lại:

    Cổng làng như ánh trăng vàng

    Vắt qua bao kiếp nghèo, sang cỏi người…

    Và:

    Một đời xuôi ngược bôn ba
    Xế chiều lại muốn nghiêng qua cổng làng
    (Cổng làng)


    Là một thầy giáo, ngoài sự yêu thương học trò, ở con người ấy luôn cháy bỏng tình yêu của một thời trai trẻ lãng mạn:

    Một thời không giám tỏ tình

    Bên bầu, bên bí liếc nhìn nhau thôi

    Để rồi mỗi đứa một nơi

    Lòng ta như thể cắt đôi trái bầu

    (Trái bầu)


    Những người con gái quê tôi “hiền như hạt lúa, cọng rau” nhưng khi đã yêu thì tấm lòng luôn son sắt thuỷ chung:

    Làng tôi con gái mắt bồ câu

    Yêu ai như đinh đóng cột
    Chẳng mượn vừng trăng thề thốt
    Mà suốt đời vẫn sóng sánh lòng nhau.
    (Ký ức làng tôi)

    Ngày về thăm Đồng Hới, bên chân cầu Nhật Lệ thân thương, các thế hệ học trò lại tề tựu bên nhau mừng mừng, tủi tủi khi gặp lại người thầy yêu quý của mình. Vẫn chất giọng đằm thắm ngày nào, Ngọc Khương “xuất khẩu” thành thơ:


    Trăng Nhật Lệ đêm khuya trong vắt
    Bóng huyền quang lấp lánh chân cầu
    Đêm hội ngộ mà sao ướt mắt
    Biết mai rồi trăng lặn về đâu?
    (Bên cầu ướt mắt)


    Và Ngọc Khương đã thốt lên:
    Ôi vầng trăng Nhật Lệ
    Gom từ vạn thương đau
    Nhặt từ muôn cát bể
    Nghìn trùng xin nhớ nhau…

    (Trăng Nhật Lệ).


    Thơ Nguyễn Ngọc Khương bình dị, sâu lắng, chân tình, nếu đọc kỹ ta thấy lung linh từng câu chữ và rất dễ đi vào lòng người; vì ở anh luôn đau đáu nhớ về quê hương đất mẹ, nhớ về cuội nguồn bè bạn thân thương. Dù ở đâu, làm gì, anh cũng luôn mang trong mình hồn cốt của quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đọc thơ anh ta như thấy tâm hồn mình trẻ lại.
    Trong tập thơ “Trăng Nhật Lệ”, mỗi bài thơ như một bông hoa đầy hương sắc, như một bản nhạc đầy quyến rủ. Tập thơ dịu dàng toả sáng như vầng trăng Nhật Lệ giữa đêm hè.


    Kính chúc anh Ngọc Khương, một nhà thơ tài hoa của quê hương Quảng Bình đang sinh sống trên mảnh đất phương Nam, nơi thành phố mang tên bác Hồ kính yêu, luôn luôn được sức khoẻ, hạnh phúc và chúng ta có quyền hy vọng trong thời gian tới sẽ được thưởng thức nhiều bài thơ “để đời” của anh.

      bởi Thương Kim 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF