YOMEDIA
NONE

Cách gặp gỡ của Va-ren và Phan Bội Châu trong truyện có diễn ra trong thực tế hay không? Tác giả dựng lên cảnh tượng ấy nhằm mục đích gì?

Nhơ các bn giúp mk vs ạ cảm ơn nhiều
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  •                           Bài làm

    1/ Về nội dung

                – Đây là truyện tưởng tượng, hư cấu. Tác giả đã khắc hoạ hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau. Va-ren đại diện cho bộ mặt thực dân Pháp rất gian trá, lố bịch, phản động. Phan Bội Châu đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân, rất kiên cường, bất khuất, là người anh hùng dân tộc. Đây cũng là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “lí tưởng” của một kẻ cướp nước với lí tưởng của một người anh hùng yêu nước.

                – Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va-ren, đồng thời khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.

                – Trong tác phẩm, người viết không đưa ra lời bình luận nào cụ thể về Phan Bội Châu cũng như không trực tiếp bày tỏ thái độ với nhân vật này. Tuy nhiên, qua thủ pháp tương phản, đối lập khi xây dựng hai nhân vật, qua cách mà tác giả đã miêu tả, bình luận về nhân vật Va-ren, ta thấy rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả với người chí sĩ cách mạng.

    2/ Về nghệ thuật

                – Xét về hình thức đây là truyện ngắn có tính chất kí sự, nhưng thực tế tác giả hư cấu, tưởng tượng và sáng tạo cho phù hợp với mục đích truyền tải nội dung đến đối tượng tiếp nhận là quần chúng nhân dân Pháp và Việt Nam.

                – Hai nhân vật chính được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản: Va-ren, kẻ thông trị bất lương đối lập với Phan Bội Châu, một tù nhân (bị trị) nhưng lại rất cao cả và vĩ đại. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren; còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.

                – Ngôn ngữ sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật cũng khác nhau. Tác giả dùng ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng phương pháp đối lập là sự im lặng. Đây là bút pháp tinh tế, sắc sảo, có khả năng gợi tả, gợi cảm lớn.

                – Cách dẫn truyện của tác giả cũng rất khéo léo, kết hợp kể với những lời bình luận ẩn chứa thái độ mỉa mai, giễu cợt, khinh bỉ. Giọng kể có vẻ khách quan nhưng thực chất ẩn chứa chủ ý đả kích của tác giả. Chủ ý ấy thể hiện rõ qua cách lựa chọn các chi tiết, hình ảnh, cách bình phẩm… Riêng với cụ Phan Bội Châu, lời kể, lời bình của tác giả thật đa dạng: lúc mềm mại, trữ tình, lúc mạnh mẽ, cứng cỏi, đầy khí phách, xứng với tầm vóc vĩ đại của nhà chí sĩ yêu nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

      bởi Hà Đức Anh 15/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF