YOMEDIA

Hà Đức Anh's Profile

Hà Đức Anh

Hà Đức Anh

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 81
Điểm 391
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (82)

  • Hà Đức Anh đã trả lời trong câu hỏi: Hãy phân biệt ca dao và tục ngữ. Cách đây 5 năm

                               Bài làm

    #Ca dao:

    -Khái niệm: Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
    -Nội dung: Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

    #Tục ngữ: 

    -Khái niệm:Là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
    -Nội dung: Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

  •                            Bài làm

    Giải bài 1 trang 158 sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7

  •                            Bài làm

    Người ta sử dụng ếch đồng để xác định độ ô nhiễm của nguồn nước và độ mặn của nguồn nước vì ếch đồng thường sống trong các vùng nước lợ và nước trong. Vì vậy nếu nước mặn thì ếch sẽ không sống được.

  • Hà Đức Anh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu lợi ích và tác hại của lớp Thú? Cách đây 5 năm

                               Bài làm

    Tác hại:

    + Gây hại cho mùa màng, sản xuất: chim bói cá ăn cá; chim sẻ, vẹt ăn quả hạt ...

    + Là động vật trung gian truyền bệnh ( gà, vịt, ngan, ngỗng..)

  • Hà Đức Anh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cấu tạo hệ hô hấp của thỏ? Cách đây 5 năm

                               Bài làm

    Hệ tuần hoàn ở thỏ, cũng như mọi thú khác gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn .Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ờ thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt.

    Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi.
    Phổi lớn gồm nhiều túi phối (phê nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
    Sự thông khí ờ phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.

  • Hà Đức Anh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cấu tạo trong của ếch đồng để thích nghi đời sống ở nước? Cách đây 5 năm

                               Bài làm

    Ếch không bị chết ngạt khi nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước , đầu chúc xuống dưới. Vì ếch có thể hô hấp qua bề mặt da ở dưới nước

  •                            Bài làm

    I. Mở bài

    • Dẫn đăt giới thiệu vấn đề cần chứng minh (Hai câu tục ngữ)
    Trong chương trình văn học lớp 7, em được học rất nhiều câu ca dao tục ngữ là những lời khuyên về lẽ sống tốt đẹp ở đời. Trong đó có câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Cùng với đó là "Uống nước nhớ nguồn". Hai câu trên đều nói về một truyền thống đạo lý trong đó là lòng biết ơn.

    II. Thân bài

    1. Giải thích;

    • Ăn quả, uống nước: đó là sự hưởng thụ, đón nhận những thành quả.
    • Kẻ trồng cây, nguồn: Chỉ nguồn cội của các giá trị, vật chất và tinh thần
    • Nhớ là sự bày tỏ tình cảm tri ân, khắc ghi những công ơn
    • Nội dung hai câu nói bàn về thái độ sống biết ơn, ghi nhớ những người tạo ra thành quả.

    2. Chứng minh

    • Hai câu tục ngữ được đúc kết hoàn toàn đúng đắn.
    • Thái độ sống biết ơn đó là thái độ sống gần gũi của con người với con người, là truyền thống đạo đức của dân tộc
    • Chúng ta phải biết biết ơn những người "gieo trồng"bởi nó là những thành quả ngày hôm nay chính là quá trình xây dựng, công lao của những người đi trước.
    • Mọi thứ không phải tự nhiên mà có. Mẹ thiên nhiên cho ta một thế giới tự nhiên giàu có, cho bầu khí quyển đất đai, cho loài người xuất hiện để cùng chung sống. Mọi những thành tựu mà nhân loại đang có là kết quả của người đi trước để lại, ta không thể nào lãng quên.
    • Ta được có mặt trên thế gian này, được học hành dạy dỗ đó chính là nhờ công lao to lớn của cha mẹ. Đất nước có được độc lập là do sự đánh đổi của những hi sinh mất mát của thế hệ đi trước. Nhân loại ngày một đi lên văn minh là do những tiến trình phát triển của những bộ óc vĩ đại.
    • Đa số chúng ta được nhận nhiều hơn là được cho, vì vậy thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn"là đạo đức tối thiểu của con người.
    • Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có
    • Nếu không sống biết ơn ta chỉ coi những gì ta nhận được là hiển nhiên sẵn có. Con người dễ rơi vào lối sống hưởng thụ đơn thuần, không làm việc không cống hiến, vì vậy cuộc sống trở nên nhàm chán vô nghĩa.
    • Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy tận độ khả năng sáng tạo dựa trên tinh thần của kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước.

    3. Mở rộng (Liên hệ thực tế, bài học)

    • Trong cuộc sống có những người chỉ sống hưởng thụ, thờ ơ lãng quên sống vô ơn, vô nghĩa. Nhiều bạn học sinh không biết lắng nghe lời cha mẹ, thầy cô đôi khi còn tổ thái độ không lễ phép với người lớn. Cần phải nghiêm khắc phê phán thanh đổi.
    • Để biết ơn những gì chúng ta nhận được chúng ta phải thể hiện thái độ trân trọng, em nghĩ rằng bộ môn lịch sử bộ môn mà mỗi chúng ta phải quan tâm nhiều nhất.
    • Sống biết ơn thôi chưa đủ, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.

    III. Kết bài

    • Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân

    Lòng biết ơn là truyền thồng đạo lý của dân tộc mà ai cũng phải có trong mình. Là một người học sinh đang học trên ghế nhà trường, được cha mẹ chăm sóc nâng niu, em nghĩ rằng mình phải biết ơn những gì thầy cô cha mẹ đã dành cho em, đồng thời phải cố gắng chăm ngoan học giỏi đề không phụ những công lao to lớn của mọi người.

  • Hà Đức Anh đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cách đây 5 năm

                               Bài làm

    Với cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp rất nhiều tình huống, con người khác nhau đòi hỏi phải có những đánh giá liên tưởng đúng đắn để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Tuy nhiên có nhiều việc không chỉ nhìn bề ngoài mà dánh giá bản chất bên trong được và ngược lại cũng thế. Chính vì những trường hợp như vậy mà chúng ta nhớ đến câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đây có thể coi là kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta trong việc đánh giá, chọn lựa một vấn đề gì đó mà chúng ta cần phải suy ngẫm học hỏi.

    Sự xuất hiện của hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” đáng cho chúng ta phải có nhiều suy nghĩ. Gỗ là một loại vật liệu để làm nên các đồ dùng như tủ, bàn, ghế… còn nước sơn là chất liệu quét bên ngoài của ngỗ làm những đồ vật đó trở nên đẹp, thêm bền hơn. Nghĩa đen của câu tục ngữ là vậy nhưng nghĩa bóng của nó lại bao hàm ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó giống như lời khuyên về cách nhìn nhận những giá trị đích thực và nội dung tốt đẹp bên trong của một con người. Bởi vậy không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá bất kỳ ai, hình thức và sự hào nhoáng bên ngoài có thể đánh lừa bạn bất kỳ lúc nào.

    Trên thực tế cuộc sống nhiều trường hợp chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá sự việc và con người, những lúc như vậy thường rất ít khi nhận định chính xác, vì hình thức bên ngoài có thể làm tăng thêm giá trị cho những lỗ hổng bên trong. Đối với con người nếu có học thức, đạo đức mà bề ngoài xinh đẹp lịch thiệp thì càng làm cho chúng ta có cái nhìn thiện cảm hơn so với những người dù có đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ cục cằn.

    Qua những thực tế cuộc sống chúng ta nên hiểu rằng hình thức và nội dung là hai khía cạnh luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau cùng làm cho nên cái đẹp, cái bền lâu. Chính vì thế muốn đánh giá một con người hoặc sự việc nào đó cho thật sự đúng đắn thì chúng ta có thể áp dụng phương châm đúng đắn của câu tục ngữ: Tốt hỗ hơn tốt nước sơn để đánh giá.

    Qua câu tục ngữ mỗi chúng ta nên học cách coi trọng vẻ đẹp bên trong, cái cốt lõi làm nên giá trị của con người và sự vật như vậy sẽ đem đến hiệu quả thành công cũng như coi trọng con người hơn.

  •                            Bài làm

    “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

  • Hà Đức Anh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cái thực cái sáng tạo trong văn bản Ý nghĩa văn chương. Cách đây 5 năm

                           Bài làm

    Ý nghĩa văn chương :
    - Giá trị nghệ thuật :
    +Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
    +Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
    +Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
    - Giá trị nội dung : Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Hà Đức Anh: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 1 năm
AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON