Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Trả lời (1)
-
Mùa thu năm 1947, khi chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài thơ "cảnh khuya" thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cả bài thơ dào dạt ánh sáng và âm thanh để lại trong lòng chúng ta ấn tượng vô cùng sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà.
Cùng với bài thơ: "Cảnh rừng Việt Bắc" (1946), "Đi thuyền trên sông Đáy" (1949), bài "Cảnh khuya" đã thể hiện tình yêu. nước thiết tha của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh suối rừng chiến khu Việt Bác một đầm thu đẹp và nói lên nỗi thao thức của Bác Hồ kính yêu.
Hai câu thơ tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc. Tiếng suối chảy êm đềm, nghe rất "trong" rì rầm từ xa vọng đến "như tiếng hát xa". Đêm khuya thanh vắng mới có thể nghe rõ tiếng suối chảy như vậy. Đó là nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đặc tả đêm chiến khu thiêng liêng, thanh vắng. Ví tiếng suối với tiếng hát là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm con người:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi đã tả suối Côn Sơn:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Đầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến có viết:
"Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo…"
Đó là những vần thơ tuyệt bút tả suối trong nền thơ ca dân tộc. Câu thứ 2, Bác Hồ tả trăng chiến khu. Câu thơ có ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa – hoa rừng. Câu thơ đầy ánh sáng trăng rất đẹp. Phải là đêm thanh, trăng tròn mới có ánh sáng chan hòa như vậy:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Chữ "lồng" điệp lại hai lần, đã nhân hóa trăng, cổ thụ và hoà, làm cho vần thơ dào dạt trữ tình, thi vị. Chữ "lồng" trong câu thơ này gợi nhớ đến vần thơ cổ cũng tả trăng, hoà:
"Hoá giải nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoà nguyệt trùng trùng…"
(Chinh phụ ngâm)
Hai vế tiểu đối: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" tạo nên bức tranh tạo vật cân xứng, hài hòa, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện. Có thể nói 2 câu đầu tả cảnh thiên nhiên rất đẹp đầy chất thơ: cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo, thơ nên họa nên nhạc. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc.
Hai câu cuối diễn tả tâm tình thi sĩ. Câu 3 gọi là câu chuyển trong bài tứ tuyệt, như cái bản lề, nửa trên là khái quát "cảnh khuya như vẽ" có suối, có trăng, có cổ thụ và hoa ngàn, nửa dưới là tâm trạng "chưa ngủ" của "người", của thi sĩ, của lãnh tụ. Câu 4 nói rõ tâm trạng đó, không chỉ xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Hai tiếng "chưa ngủ" ở cuối câu 3 được điệp lại đầu câu 4, biện pháp nghệ thuật liên hoàn ấy đã làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Tinh yêu nước của Bác rất sâu sắc, mãnh liệt:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
"Cảnh khuya là bài thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Người xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Bác Hồ đến với suối rừng Việt Bắc là để lập chiến khu đánh Pháp. Giữa cảnh khuya, có suối trăng… đẹp như vẽ, nhưng Người vẫn thao thức, vẫn "Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà". Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ. Màu sắc cổ điển hòa hợp với màu sắc thời đại – cảnh khuya trong kháng chiến. Đó là nét đẹp riêng bài thơ này của Bác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước được diễn tả một cách hàm súc nhuần nhị, trong sáng và đầy chất thơ.
Bác Hồ yêu nước, thương dân. Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng. "Cảnh khuya" như dẫn hồn ta vào những giấc mộng đẹp. Sức mạnh của thơ ca đích thực là vậy… Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn Bác Hồ Chí Minh.
bởi can tu 11/02/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời