YOMEDIA
NONE

Biểu cảm về loài cây em yêu

Giúp mk với nha mn, mai mk kiểm tra rồi:

Viết một bài văn BIỂU CẢM về loài cây em yêu( nếu là cây chuối thì càng tốt, mà mấy bạn chú ý là văn BIỂU CẢM nhé, có thể thêm vào cả tự sự và miêu tả cũng được nhưng ít thôi)

CẢM ƠN MN NHIỀU!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
    Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
    Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
    Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
    Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

      bởi Khánh Ly 27/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của nhân dân Việt Nam, thể hiện tinh thần, ý chí của con người Việt Nam, cây sen được xem như quốc hoa của cả dân tộc, tượng trưng cho vẻ đẹp và tâm hồn của con người Việt Nam thì cây chuối được xem là loại cây gần gũi, gắn bó, giản dị, mộc mạc, gắn liền với những điều bình dị, thân thương của làng quê Việt.

    Hình ảnh cây chuối trong vườn nhà là hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần gũi đối với mỗi con người Việt Nam. Trong nhiều loại cây, chuối là loài cây dễ sống, dễ chăm sóc và sinh trưởng tự nhiên tốt. Chuối thường mọc theo bụi, theo khóm, vài cây mọc sát nhau tạo thành những khối đoàn kết, vững chắc. Thân cây có màu xanh bóng, được tạo bởi những bẹ chuối. Phía bên trên là lá chuối, to thành từng bản, xòe rộng như cánh quạt, có đường gân ở giữa. Tiếp đến là hoa chuối. Khi đến thời kì trưởng thành, hoa chuối mọc ra với màu nâu sẫm như hình búp sen chưa nở, mọc trĩu xuống phía thân. Sau đó, từ những hoa chuối sẽ nở ra những buồng chuối, nải chuối. Có những cây có nhiều buồng, nhiều nải khiến thân cây trĩu nặng. Cây chuối khi lớn nhất có thể cao tới 2-3 mét tùy từng loại khác nhau. Có hai loại chuối phổ biến có mặt tại Việt Nam là chuối tây và chuối ta. Chuối tây là chuối to, ngắn, mẫm, ăn thường béo, ngậy. Còn chuối ta là chuối dài, hình cong cong, ăn thường ngọt.

    Cây chuối có rất nhiều công dụng, lợi ích, giá trị khác nhau, gắn bó thân thiết với đời sống của người Việt ta từ bao đời nay. Thân cây chuối có thể làm thức ăn cho gia súc. Hoa chuối có thể chế biến thành rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn như nộm hoa chuối hay được dùng để trang trí trong các món ăn. Lá chuối cũng không hề vô ích khi được dùng để gói bánh, để gói xôi... tạo nên mùi thơm rất đặc trưng. Nhiều công dụng nhất có thể kể đến là quả chuối. Chuối khi còn xanh có thể dùng để kho cá, om vịt... Ngoài ra, chuối chín là một thứ quả rất tốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mọi người. Đây được xem như món tráng miệng khoái khẩu của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, chuối quả còn được dùng để chế biến các sản phẩm đóng gói, chế biến sẵn như chuối khô, chuối sấy, ô mai, kẹo chuối... Có thể thấy, cây chuối mang lại rất nhiều những lợi ích về cả kinh tế và sức khỏe dành cho con người.

    Ngoài ra, cây chuối còn có những giá trị tinh thần to lớn trong tâm hồn mỗi con người. Tuổi thơ của mỗi chúng ta chắc hẳn sẽ còn nhớ như in hình ảnh những đứa trẻ lấy lá chuối xếp đồ chơi, lấy lá chuối khô lợp nhà hay lấy thân cây chuối để làm phao bơi... Những hình ảnh ấy đã trở thành một phần kí ức đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí của mỗi con người. Những câu chuyện tuổi thơ luôn là sự gắn kết lớn nhất của con người với nhau.

    Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển hơn, đặc biệt là nông nghiệp kết hợp với công nghiệp hiện đại cho ra rất nhiều những giống cây trồng, cây ăn quả mới nhưng cây chuối vẫn có một vị trí riêng biệt trong kinh tế, đời sống tinh thần của người Việt. Đó vẫn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt Nam cổ truyền.

      bởi Thu Thu 28/07/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF