YOMEDIA
NONE

Biểu cảm về loài cây ăn quả mà em yêu thích nhất

viết văn biểu cảm về loài cây ăn quả mà em yêu thích nhất

đừng copy mạng nhavui

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Thời thơ ấu là kỉ niệm đẹp nhất của học sinh. Trẻ thơ đẹp nhất là nụ cười, kỉ niệm, bạn bè, thầy cô. Nhưng có một thứ gắn liền với tuổi học sinh luôn luôn làm bạn với tuổi học sinh vào mùa thi đó là “Hoa học trò”

    Hoa học trò còn có tên khác là cây phượng vĩ. Phượng vĩ chuẩn bị nở thì có ý nghĩa là kết thúc một mùa năm học mệt mỏi và mở ra một mùa hè vui chơi của học sinh.

    Cuối học kì 2 của lớp 6. Tôi ngồi trong phòng học bài nhìn ra cửa sổ ngắm nhìn sân trường. Tôi nhìn một lượt sân trường rồi nhìn vào mấy cái cây phượng trong sân. Cây phượng chưa nở hoa thì toàn là một màu xanh. Xanh nhưng mang màu xanh lá đậm làm cho con người ta gợi nhớ cảm giác buồn, nỗi sầu thương. Những chiếc lá rung rinh trong gió hòa vào với nhau như một tiết tấu nhạc vang vọng vào long người. Gió thổi theo lá mang theo luôn cả nụ cười ngây thơ trong sang ấy của học trò. Thời gian cứ trôi qua, người người lại cứ lớn lên theo từng ngày. Vượt qua sóng gió bão giờ đã lớn khôn không còn là học trò ngây ngô của thời xưa năm tháng ấy nữa. Nó làm cho tôi cảm thấy bớt lo lắng, xốc tinh thần lại và chuẩn bị vào phòng thi.

    Tiếng trống vừa vang lên, học sinh đã chạy nhanh như ong vỡ tổ ra khỏi phòng thi. Có người mặt mũi tươi tắn, có người thì u sầu vì không làm được bài. Tôi bước chậm chạp xuống tầng một đi được nữa đường thì tôi quay đầu ngắm nhìn lại cây phượng.

    Nhìn những búp phượng gần nở mang cảm giác như đang chào đón một màu sắc gì đó mới nhưng không có ai hưởng thụ, cảm nhận, ngắm nhìn vẻ đẹp hoàng vĩ này. Tôi cảm thấy đồng tình với phượng. Vào những ngày thường thì chỉ được ngắm phượng khoác lên chiếc áo choàng màu xanh, còn vào hè thì khoác lên mình một chiếc áo mới, thời điểm phượng đẹp nhất kiêu sa nhất nhưng lại không có ai quay đầu nhìn phượng chỉ còn một mình phượng trong trường nhìn heo bóng học trò từng người lại từng người rời khỏi sân trường. Những chiếc lá lại tiếp tục đung đưa theo gió nhưng không phải chào đón cái gì mới mà là tiễn học sinh ra trường. Những mặt lá biết cười thì thay vào đó lại cố gắng nở nụ cười để không làm cho người khác lo lắng làm cho tâm hồn của tôi xao xuyến kéo theo cảm giác buồn. Tôi nhớ câu nói:

    “Một vài người làm cuộc sống của bạn tốt hơn bằng cách

    BƯỚC VÀO CUỘC ĐỜI BẠN

    Một vài người khác làm cuộc sống bạn tốt hơn đơn giản là

    BƯỚC RA KHỎI NÓ “

    Tôi không nghĩ phượng giống vậy đâu học sinh ra trường phải chia tay nhau những giọt nước làm ướt đẫm áo học sinh nó rất đáng giá vì họ không quên thời khắc bồng bột làm học sinh gắn liền với những câu hỏi, những nụ cười , những nỗi buồn và những lời tâm tư biết chia sẻ với ai nhưng họ không cô đơn vì đã có phượng. Phượng là bạn, phượng là người thân, phượng là tiếng chuông là nơi để học trò dựa giẫm, không kìm nén cảm xúc thật của mình, không giả tạo mà bộc lộ ra những điều cũ, những buồn phiền đã qua!

    Tốp học sinh ra trường rồi phượng sẽ chào đớn những học sinh mới vào trường còn rất là non nớt sẽ trải qua nhiều thử thách và lớn khôn hơn trở thành những công dân tốt. Nhưng những thử thách ấy bạn sẽ phải có ý chí, nghị lực vượt qua nó có khi giữa đường bạn sẽ vấp ngã và phạm nhiều lỗi lầm nhưng hãy cố gắng tự đứng lên bằng đôi chân này cố gắng sữa chữa những lỗi lầm mà không được từ bỏ, không được nản lòng, không được đứng im mà phải bước đi tiếp con đường phía trước. Đường phía trước còn dài lắm, tương lai sang đang chờ bạn phía trước, đừng nên bỏ cuộc vào lúc này vì nhiều thử thách và chông gai đang còn đợi bạn phía trước bây giờ chưa là gì hết đoạn đường còn dài lắm nên hãy quý trọng thời này. Thòi gian làm một học sinh ngây thơ chưa biết thế giớ ngoài kia như thế nào, xã hộ giả tạo ra làm sao nên phải quý trọng đừng dung thời gian này làm những điều mà không có ích, không nên làm khi lớn lên rồi sẽ cảm thấy hối hận. Nhưng có người sẽ tận dụng cái hối hận này mà vươn lên kí ức đó lúc già đi thì sẽ nhớ lại những khoảnh khắc đó mà mỉm cười vui vẻ chứ không phải là người ham vinh, mong muốn nhiều thứ, vật chất tầm thường, địa vị xã hội, quyền thế,…

    Lúc đó đã có mọi thứ trong tay nhưng vẫn không thể mỉm cười được mà là thiếu 1 thứ quan trọng người đời vẫn thường gọi là chữ; “ Tình “

    Tình cảm yêu thương dành cho nhau, tinhg thương của bố mẹ, tình bạn gắn bó với nhau,… lúc đó bạn muốn lắm muốn dữ lắm đừng lựa chọn sai lầm để rồi giờ phải ngồi đó hối hận.

    Sống là phải có yêu thương, lúc bạn cô đơn nhất thì họ chính là vòng tay ấm áp ôm lấy bạn, phải biết quý trọng những gì đã có đừng để mất rồi mới hối hận, lúc đó hối hận đã muộn vì bên cạnh bạn không còn 1 bóng dáng ai nữa hết nên đừng bao giờ lựa chọn sai lầm.

    Đó là thứ mà học sinh cần biết khi bước chân vào cuộc đời phải chững chạc hơn, dũng cảm hơn, trưởng thành hơn cuộc đời là do mình lựa chọn không ai có thể lựa chọn đáp án cuộc đời thay mình cả và cũng không thể sống thay mình được.

    Đấy phượng nhé! Phượng không bao giờ cô đơn đây khi đã có học trò ở đâ làm bạn, không tranh giành như thế giới ngoài kia mà là phượng sống với trẻ thơ sống với ước mơ.

    Hết học kì. Tháng năm vè cùng với cái nắng chói chang và những cơn mưa rào đầu hạ chợt đến và đi một cách vô tình và hững hờ, lay lau trong gió vẫy gọi hè về. Đâu đó vang lên tiếng ve sầu tấu lên khúc rền vang và…hoa phượng nở. Hoa phượng, đố ai có thể thấy những bông hoa phượng đơn lẻ, đứng một mình? Những chum hoa phượng nở đỏ rực lên đứng cạnh nhau, kết thành những tràng hoa thắm đỏ giữa bầu trời nắng cháy, chúng thắp lên những ngọn lửa đỏ chói – những ngọn lửa hi vọng, những ngọn lửa ước mơ, những ước mơ hồn nhiên, trong sang nhưng cũng đầy ấp khát khao của tuổi học trò. Có lẽ cũng bởi cái hồn nhiên và vô tư ấy mà nhiều lúc chúng ta trở nên vô tình để rồi phải giật mình nhìn qua khung cửa sổ thấy cái gì đó đỏ rực đang bao phủ toàn thân cây phượng già nua quen thuộc mà thân thương ấy…phượng đã nở. Ôi phượng nở! Kìa lửa cháy trên cây phượng rồi, ngọn lửa của tuổi học trò đã rực lên cả sân trường làm nổi bật cả một khung trời rồi thế kia? Hỏi ai vô tình không quan tâm như vậy?

    Phượng không đỏ thẫm như mấy bông kiều diễm. Nó đỏ rực và thâm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý lúc nở nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Ánh nắng vàng chói từ trời cao đổ xuống, khoảng không gian sân trường phải nhường chỗ cho những cánh hoa phượng đỏ rợp đất. Và bóng râm sân trường không phải là bóng râm của lá, bóng râm được lọc qua mùa hoa, trở thành bóng râm hồng đỏ rực. Đàn chim đủ cánh bay đi nhưng hoa phượng vẫn tươi sắc 2 sắc đẹp hoa vào nhau tôn lên vẻ đạp ấy như 1 bức tranh trong bầu trời cao.

    Phải chăng, những chum phượng kia cũng có những nỗi buồn thầm kín. Có lẽ là như vậy thật! Nếu không, tại sao mỗi khi những cánh hoa rụng đầy sân trường, trải cái màu đỏ may mắn lên đầu, lên tóc, lên vai học trò. Muôn ngàn cánh hoa bay trong làn gió như những cánh bướm hồng sặc sỡ, mỗi khi cái màu đỏ ấy thi nhau rải khắp phó phường, thì cũng là lúc những cuộc chia ly, những lời từ biệt và theo đó là những ngả rẽ tương lai. Lời hoa nói bằng sắc đỏ như thầm hỏi vài cô cậu học trò còn bang khuâng đứng tựa bên góc cây, ánh mắt xa xăm trong buổi học cuối cùng. Tuổi học trò hồn nhiên đi qua nhẹ nhàng, dịu êm như chưa từng đến. Cho phượng gửi lời tạm biệt = những cánh hoa đỏ rực và hẹn mùa thi sau hoa nở tặng người. Khẽ đặt nhành hoa ươm sắc thắm, “ chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng “ đưa mùa thi qua.

    Tuổi học trò lưu luyến dòng nhật kí. Mặc cho dòng thời gian lãng đãng trôi, sân trường đọng lại 1 thảm ươm sắc thắm tuổi học trò.

    Rực thắm sân trường, tiễn mùa thi qua. Thuở cắp sách đến trường, tinh nghịch những cô cậu học trò. Khép hờ trang vở, cùng chúng bạn tung tăng vào hè. Khám phá những miền đất mới, để thấy quê hương mến yêu đẹp nhường nào

    Tôi yêu phượng, cảm ơn phượng đã cho tôi tuổi học trò. Cuộc sống cứ mãi trôi đi, trôi đi mãi theo thời gian 1 cách xô bồ và hối hả, chở theo bao kỉ niệm dần rời xa tâm trí chúng ta. Nhưng đôi khi ngoảnh lại, ta nhớ về 1 thời học trò yêu dấu bao kỉ niệm thầy cô và nhớ đến…Cây phượng.

    Cây phượng … tuổi thơ tôi

      bởi Nguyễn Cát Tường 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng. Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấu gần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh, những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưa hè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng cây xanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốn chầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dưới những hàng cây.

    Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trận gió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vai trên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuối cấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúng tôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vào thơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội, tôi nhớ đến nao lòng.

    Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bật ra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa, mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấy chỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thành lớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nào đó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh, dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc Hà Nội bước vào mùa quả sấu.

    Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèo me, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô gia cư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đường phố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉ mang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trở lại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợt nảy ra ý định trồng sấu để làm giàu.

    Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây cho quả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từ cái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì… Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nước miếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà có người lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũi lại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu.

    Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng, vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cân sấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giá một cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quả sấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các cô bây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mang sấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nông thôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảng một giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đập dập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quả sấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm. Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiên từng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chua thanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của món quà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn.

    Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè có làm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc hay canh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bát nước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay, vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộ mua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần.

    Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyển chọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, những lúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gái bưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấu vẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấu hồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay, mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nào cầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền.

    Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùng bạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảo vàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không?

    Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”. Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêu với vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, một trời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi…

    Hà Nội của tôi đang vào mùa sấu.

      bởi Thu Thu 28/07/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON