YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt

cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm "vợ nhặt"của kim lân từ đó liên hệ nhân vật Thị Nở trong "chí phèo"của Nam Cao và nhận xét về cảm hứng nhân đạo của hai nhà văn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm '' Vợ Nhặt '' của Kim Lân từ đó liên hệ nhân vật Thị Nở trong '' Chí Phèo '' của Nam Cao và nhận xét về cảm hứng nhân đạo của hai nhà văn.

    1. Mở bài

    - Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong văn học

    - Dẫn dắt phạm vi vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

    - Sự gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn

    2. Thân bài

    Bước 1: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và đối tượng nghị luận. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật

    + Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật thị

    + Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật: Thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở

    Bước 2: Nghị luận tổng hợp

    * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:

    - Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích - chứng minh)

    - Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích - chứng minh)

    - Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích - chứng minh ở đoạn cuối truyện)

    - Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn.

    * Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

    - Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng:chân thật, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Nhờ những phẩm chất ấy, Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo trở về với con đường lương thiện (phân tích - chứng minh)

    - Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.

    - Nghệ thuật: xây dựng nhân vật tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất, tính cách điển hình, cách miêu tả nhân vật tinh tế

    Bước 3: Đánh giá

    * Điểm chung trong khám phá vẻ đẹp

    - Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.

    - Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng.

    - Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương

    * Điểm riêng trong khám phá vẻ đẹp

    - Kiểu nhân vật của Kim Lân: đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt

    - Kiểu nhân vật của Nam Cao: kiểu nhân vật tương phản giữa ngoại hình và tính cách

    * Lý giải nguyên nhân

    - Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Chí Phèo viết trước cách mạng trong hoàn cảnh đêm tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng.

    - Phong cách nghệ thuật của hai nhà văn

    * Đánh giá khái quát:

    - Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người

    – đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao.

    - Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tam. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam.

    3.Kết bài

    - Vẻ đẹp tâm hồn của con người là đích đến của người sáng tác và văn chương nghệ thuật muôn đời

    - Khẳng định vị trí của hai nhà văn trong nền văn học Việt Nam

      bởi Nguyễn Xuân Bắc 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tác phẩm Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ngụ cư. Điều lạ là một người làm nên chính cái tên của truyện lại không có tên, không biết tuổi. Đó chính là vợ Tràng. Người phụ nữ ấy chỉ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy rất rễ bị lãng quên, ít ai chú ý tới nhưng với nhà văn đó là một số phận không thể bỏ qua, một số phận gây nhức nhối, trăn trở. Sự hấp dẫn của nhân vật nữ này phải chăng là từ một người trong cõi mù mịt, không đâu vào đâu trở thành một nàng dâu hiền thục của bà cụ Tứ?

    1. Lai lịch, ngoại hình

    - Vợ Tràng là người đàn bà không rõ lai lịch, không có gia đình, không có nhà cửa. Cô ta thậm chí không có tên và khi xuất hiện lúc được gọi là thị, là cô ả, lúc là người đàn bà. Chỉ có bà cụ Tứ xem vợ Tràng là nàng dâu, con dâu, là con và được Tràng gọi là nhà tôi mà thôi. Trước khi về nhà bà cụ Tứ, cô ta cùng với mấy chị con gái ngồi vêu ra ở cửa nhà kho thóc Liên đoàn chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Trong nạn đói hồi ấy, thân phận con người thật rẻ rúng. Đâu phải vợ Tràng mới là người không tên, không tuổi, còn biết bao chị gái như thế.

    - Vợ Tràng xuất hiện với một chân dung thảm thương. Lần đầu tiên Tràng trông thấy, thị mới chỉ gầy yếu xanh xao (ngồi vêu trước cửa kho thóc), nhưng gặp lần hai, anh ta không nhận ra. Vì đói rách mà chỉ hôm, áo quần rách thị tả tơi như tổ đỉa, gày sọp hẳn đi, trên cái mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Chả trách anh cu Tràng không nhận ra thị là phải.

    2. Tính cách

    - Khi mới gặp Tràng:

    + Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc (Muốn ăn cơm trắng mấy giò này / Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì), thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị đâu xầm xầm chạy đến. Thị đứng trước mặt mà sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu! Khi thấy anh Tràng có vẻ dễ bắt choẹt, thị tiếp tục cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chạp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng mà thở.

      bởi Love Linkin'Park 09/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Mở bài:
    Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê lam lũ, hồn hậu, chất phác mà giàu tình thương yêu. “Vợ nhặt” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật người vợ nhặt, một người phụ nữ nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.

    II. Thân bài:
    1. Khái quát:
    Tác phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Truyện được viết ngay sau Cách mạng với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”.
    2. Vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt:
    - Viết về “Vợ nhặt”, Kim Lân không chỉ dừng lại ở phản ánh chân thực nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn tiến lên một bước nữa nhằm khắc họa nét đẹp tâm hồn người lao động, đặc biệt là người phụ nữ.
    - Ở đầu tác phẩm, nhưng vẻ đẹp của người vợ nhặt bị che khuất bởi những con số không tròn trĩnh: không quê quán, không nghề nghiệp, không cả một cái tên, không nhan sắc, không lòng tự trọng. Cuộc sống đói khổ càng tô đậm sự xấu xí của thị: “Áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người “gầy sọp”, “trên cái khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Khi nghe tiếng hò của Tràng, thị “lon ton chạy theo” đẩy xe thóc cùng, hôm sau lại “sầm sập chạy đến”, “cong cớn” đứng trước mặt anh ta để đòi “nợ” rồi “cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc”. Giữa sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc chết đói để giữ sĩ diện, hoặc bỏ lòng tự trọng sang một bên để bám víu lấy sự sống, thị đã chọn cách thứ hai.
    - Song, qua tiến trình của câu chuyện, con người thực sự của nhân vật người vợ nhặt dần hiện ra dưới ngòi bút tài hoa của Kim Lân. Thị “rón rén, e thẹn, đầu cúi xuống, chân bước díu vào nhau” khi đi qua xóm ngụ cư, trên đường về nhà Tràng. Ở đây, ta chỉ thấy một cô gái hiền hậu, biết ý tứ và ngượng ngùng một cách thật dễ thương chứ không còn cái “cong cớn” vô duyên lúc trước. Buổi sáng sau khi về làm vợ Tràng, thị dậy sớm, quét tước dọn dẹp, nấu cơm và cư xử, nói năng đúng mực, khiến ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên vì sự thay đổi ấy. Thị đã trở thành người vợ đảm, người con dâu biết lo toan việc nhà. Phải chăng, đây mới chính là bản chất tốt đẹp của con người vợ nhặt? Ngay cả trong chi tiết theo không Tràng về làm vợ của thị, nếu xét kĩ, ta sẽ thấy hành động ấy thực chất xuất phát từ khao khát tình yêu, hạnh phúc và tổ ấm gia đình cháy bỏng của những người nông dân bình dị. Tóm lại, với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt với những vẻ đẹp tâm hồn đáng được trân trọng và ngợi ca.
    - Ta có thể thấy Kim Lân rất thấu hiểu tình cảnh tội nghiệp, cực chẳng đã của người vợ nhặt. Hoàn cảnh xô đẩy chị có lúc thành ra kẻ trơ tráo, cong cớn nhưng bản chất thật của thị không phải như vậy. Ẩn sâu trong tâm hồn chị vẫn là người con gái giàu lòng tự trọng.
    - Nét đẹp bên trong của người vợ nhặt còn thể hiện qua một chi tiết rất nhỏ. Trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, khi mẹ chồng đưa cho bát chè cám, hai mắt thị đã tối sầm lại nhưng thị vẫn điềm nhiên và vào miệng. Đây là một chi tiết rất đắt, thể hiện sự tinh tế trong nhận thức và sự khéo léo trong cách cư xử của người đàn bà tưởng như vô học đó. Chị hiểu ra cơ sự của mẹ con Tràng nhưng chị không muốn làm mất đi niềm vui của người mẹ chồng già nua tội nghiệp.
    - Người vợ nhặt của Tràng còn là một người phụ nữ thông minh, thức thời, là tác nhân quan trọng để làm thay đổi tình cảm, nhận thức của Tràng. Chị không chỉ đem đến tình yêu, hạnh phúc cho người đàn ông nghèo mà còn khai thông cho cái đầu ngờ nghệch của anh qua câu chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc Nhật, chia cho người đói…Chính thị cũng là người giúp cho Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ chọn.
    - Có thể nói, thị không chỉ ham sống mà còn khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc. Đến với Tràng tuy vội vã nhưng là một quyết định đúng đắn. Thị đã thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống tối tăm của gia đình Tràng. Dẫu sống trong hoàn cảnh khốn cùng nhưng thị vẫn ngời lên nét đẹp tâm hồn đáng quý, khao khát được sống và được hạnh phúc, luôn hướng về tương lai với niềm tin vào cuộc sống.

    3. Liên hệ với nhân vật Thị Nở:
    - “Chí Phèo” ( 1941 )là truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao cho hình tượng người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Sự xuất hiện của Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu “ma chê quỷ hờn”, kì diệu thay, lại là nguồn sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để đánh thức, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo.
    - Chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc, góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Ăn cháo hành, hắn thấm thía khát khao hạnh phúc, khát khao lương thiện. Năm ngày đêm bên Thị Nở là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời Chí. Hắn “thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người”. Từ một con quỷ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn là nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, thô kệch, xấu xí,…nhưng cũng đủ để làm sống dậy bản tính người nơi Chí Phèo.

    4. Điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của Kim Lân và Nam Cao:
    - Qua miêu tả số phận khổ đau của các nhân vật và phát hiện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn họ, các tác giả đã đề cập đến sức mạnh của tình yêu thương. Qua hai nhân vật người vợ nhặt và Thị Nở, ta thấy đối lập với vẻ ngoài xấu xí là một vẻ đẹp tiềm ẩn – vẻ đẹp của tình người. Tình yêu thương có sức mạnh to lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô sỏi đá của Chí Phèo, và thức dậy trong hắn những giây phút người nhất. Tình yêu thương của người vợ nhặt đã làm cho Tràng thay đổi.
    - Bằng tấm lòng nhân đạo cao cả, bằng tình yêu thương dành cho những con người lao động, Kim Lân và Nam Cao đã khám phá, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp của các nhân vật.
    - Đồng cảm với những số phận bất hạnh, đồng tình với ước mơ nguyện vọng chính đáng của con người và khát khao đổi thay số phận cho họ.

    III. Kết bài:
    “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Mang trong mình nét độc đáo riêng của thời đại, “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” đã đạt được những giá trị tư tưởng sâu sắc. Hai truyện ngắn đều thể hiện lòng thương yêu mãnh liệt của các nhà văn đối với con người, tình cảm trân trọng những giá trị tâm hồn đáng quý của các nhân vật. Nét đẹp của hai tác phẩm mãi mãi là bài ca về tình người, tình đời và khát vọng sống cao đẹp.

    Trong hình ảnh có thể có: văn bản

      bởi Linh Trần 09/07/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF