Thuyết minh về lì xì
Giúp ek vs!
Viết bài văn huyết minh về lì xì
Trả lời (2)
-
Từ nhiều đời nay, lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Không ai biết phong tục này có từ bao giờ, chỉ biết là rất lâu rồi, lì xì ngày Tết đã trở thành thông lệ mỗi dịp đầu năm mới và là nét văn hóa độc đáo, là bản sắc truyền thống của người Việt.
Có nhiều ý kiến cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Văn học Dân gian trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) cho biết: “Lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, phát âm theo âm Hán Việt là “Lợi thị” (lãi chợ) mà người Việt Nam đọc chệch ra thành lì xì. Lì xì còn được gọi bằng những tên khác là mở hàng hay tiền phát vốn với kỳ vọng buôn bán có lãi và hiện nay được dùng chung là từ mừng tuổi. Dù được gọi với tên gọi nào thì lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ”.
Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ.
Tục mừng tuổi, lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa của lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Tùy theo mỗi nhà, số tiền mừng tuổi được chuẩn bị sẵn trong mỗi phong bao lì xì là khác nhau, có thể là tiền lẻ hoặc tiền chẵn. Và ý nghĩa cũng không nằm ở số tiền nhiều hay ít tiền mà tục lì xì tượng trưng cho tài lộc đầu năm.
Người Việt quan niệm rộng rãi trong làm ăn thì sẽ được nhiều phúc lộc, nên vào ngày đầu năm, người ta phát lì xì cho trẻ em để trong năm làm ăn, buôn bán có lãi. Cho đi hay nhận lại được càng nhiều bao lì xì thì càng tốt, vì đó là biểu hiện của “phát tài phát lộc”. Bởi thế, tục lì xì ngày Tết đã được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.
Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.
Truyền thuyết về tục lì xì ngày Tết của Trung Quốc kể rằng, xưa kia, mỗi khi đến đêm giao thừa con yêu quái tên Tụy lại xuất hiện và trêu ghẹo trẻ nhỏ bằng cách xoa đầu khiến chúng giật mình và khóc thét lên khi đang ngủ. Hôm sau trẻ sẽ đau đầu, sốt cao, bởi vậy các bậc cha mẹ phải thức suốt đêm để canh phòng.
Năm đó có một cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài 50 mới sinh được mụn con trai. Tết đến, có 8 vị tiên đi ngang qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ bị yêu quái quấy nhiễu nên đã hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm ở cạnh bảo vệ cậu bé. Khi chú bé đã ngủ say, cha mẹ liền đem gói 8 đồng tiền vào một tờ giấy đỏ, đặt lên gối của con rồi mới đi ngủ. Giao thừa, yêu quái đến, vừa giơ tay để xoa đầu đứa bé thì những tia vàng sáng chói ánh lên từ chiếc gối khiến nó giật mình kinh hãi và bỏ chạy. Quá đỗi vui mừng tìm được cách ứng phó với con yêu quái, hai vợ chồng thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người trong làng. Từ đó cứ đến Tết, người dân lại bỏ tiền xu vào phong bì đỏ đưa cho trẻ em cầm bên mình để xua đuổi yêu ma, những điều xấu xa, để trẻ lớn lên khỏe mạnh, an lành.
Các học giả cũng không xác định được phong tục lì xì ngày Tết được lưu truyền vào nước ta từ khi nào, chỉ biết cứ gần Tết, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị những phong bao lì xì đỏ thắm, được trang trí với những ánh vàng kim để mừng tuổi cho mọi người trong dịp đầu năm mới.
Cùng với cây quất, cành đào, hộp mứt Tết và cặp bánh trưng, nếu thiếu tục lì xì, hẳn là ngày Tết vẫn chưa thật trọn vẹn. Bởi Tết với người Việt không chỉ là dịp nghỉ ngơi đón năm mới mà còn là những ước vọng và sự san sẻ hạnh phúc, cùng chúc nhau và hướng về tương lai tươi đẹp. Và để chuyển tải những ước vọng trong khoảnh khắc xuân sang Tết đến, để chào đón luồng sinh khí mới mà đất trời ban tặng, cùng là lấy may dịp đầu năm, ngoài những câu chúc ấm áp thân tình, người Việt còn trao nhau phong bao lì xì ngày Tết.
bởi Tấn Nguyễn Nhất 17/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Có nhiều ý kiến cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Văn học Dân gian trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) cho biết: “Lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, phát âm theo âm Hán Việt là “Lợi thị” (lãi chợ) mà người Việt Nam đọc chệch ra thành lì xì. Lì xì còn được gọi bằng những tên khác là mở hàng hay tiền phát vốn với kỳ vọng buôn bán có lãi và hiện nay được dùng chung là từ mừng tuổi. Dù được gọi với tên gọi nào thì lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ”.
Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ.
Tục mừng tuổi, lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa của lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Tùy theo mỗi nhà, số tiền mừng tuổi được chuẩn bị sẵn trong mỗi phong bao lì xì là khác nhau, có thể là tiền lẻ hoặc tiền chẵn. Và ý nghĩa cũng không nằm ở số tiền nhiều hay ít tiền mà tục lì xì tượng trưng cho tài lộc đầu năm.
Người Việt quan niệm rộng rãi trong làm ăn thì sẽ được nhiều phúc lộc, nên vào ngày đầu năm, người ta phát lì xì cho trẻ em để trong năm làm ăn, buôn bán có lãi. Cho đi hay nhận lại được càng nhiều bao lì xì thì càng tốt, vì đó là biểu hiện của “phát tài phát lộc”. Bởi thế, tục lì xì ngày Tết đã được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.
Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.
Truyền thuyết về tục lì xì ngày Tết của Trung Quốc kể rằng, xưa kia, mỗi khi đến đêm giao thừa con yêu quái tên Tụy lại xuất hiện và trêu ghẹo trẻ nhỏ bằng cách xoa đầu khiến chúng giật mình và khóc thét lên khi đang ngủ. Hôm sau trẻ sẽ đau đầu, sốt cao, bởi vậy các bậc cha mẹ phải thức suốt đêm để canh phòng.
Năm đó có một cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài 50 mới sinh được mụn con trai. Tết đến, có 8 vị tiên đi ngang qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ bị yêu quái quấy nhiễu nên đã hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm ở cạnh bảo vệ cậu bé. Khi chú bé đã ngủ say, cha mẹ liền đem gói 8 đồng tiền vào một tờ giấy đỏ, đặt lên gối của con rồi mới đi ngủ. Giao thừa, yêu quái đến, vừa giơ tay để xoa đầu đứa bé thì những tia vàng sáng chói ánh lên từ chiếc gối khiến nó giật mình kinh hãi và bỏ chạy. Quá đỗi vui mừng tìm được cách ứng phó với con yêu quái, hai vợ chồng thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người trong làng. Từ đó cứ đến Tết, người dân lại bỏ tiền xu vào phong bì đỏ đưa cho trẻ em cầm bên mình để xua đuổi yêu ma, những điều xấu xa, để trẻ lớn lên khỏe mạnh, an lành.
Các học giả cũng không xác định được phong tục lì xì ngày Tết được lưu truyền vào nước ta từ khi nào, chỉ biết cứ gần Tết, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị những phong bao lì xì đỏ thắm, được trang trí với những ánh vàng kim để mừng tuổi cho mọi người trong dịp đầu năm mới.
bởi B Ming_ 06/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời