Suy nghĩ của em về hai từ "phải chi" trong cuộc sống.
Suy nghĩ của em về hai từ "phải chi" trong cuộc sống.
Trả lời (1)
-
Ai rồi cũng ít nhất trong đời một lần “phải chi”. Năm đó anh yêu chị nhưng ngại ngỏ lời, thời gian chớp mắt đã mấy năm. Anh lại tiếc nuối, tặc lưỡi than thở “phải chi” ngày ấy đủ can đảm bộc bạch thổ lộ, thà chấp nhận rạn nứt tình bạn nhưng ít ra không dằn vặt tâm can đến tận bây giờ.
Thời gian đó, người con gái trẻ tuổi mù quáng trong thứ tình yêu rẻ mạc để rồi dâng hiến cả thanh xuân cho kẻ đàn ông phụ tình trăng hoa. Rồi sau cuộc tình ngang trái là chính lời ngậm ngùi, xót xa rằng: “phải chi” ngày đó đủ sáng suốt để yêu đúng người, đúng thời điểm thì bây giờ có lẽ không phải để con sống trong cảnh thiếu cha.
Cũng chính hai tiếng “phải chi” cắt cứa lòng người ấy đã cất lên một cách tang thương rồi cũng ở đó mà mở ra những câu chuyện buồn thảm, đau đớn nhất trong cuộc đời.
“Phải chi” ngày đó mẹ đủ sức mạnh và lòng dũng cảm vượt qua nỗi đau đớn tinh thần, thể xác lẫn dư luận để giữ con lại”. Đấy là câu nói chua chát, bi thương thốt ra từ chính miệng người phụ nữ trẻ sợ cảnh tai tiếng đeo mang nên đã rứt ruột phá bỏ đi đứa con máu mủ của mình vì một phút lầm lỡ, dại dột trong quá khứ.
Hai tiếng “phải chi” nghe chăng quá quen thuộc? Một câu nói hàm súc thường lẩn quẩn nối đuôi sau những câu chuyện thương tâm, bắt đầu cho những dòng cảm xúc đang bi lụy trong bế tắc, tuyệt vọng nhất.
“Phải chi” hai tiếng vừa chính thức khép lại cuộc đời một con người vì sai lầm, vì cắn rứt, chột dạ, vì đã nhận ra sự thối nát trong lương tâm nhưng cũng chính hai tiếng “phải chi” đó lại vừa như một giấc mơ lớn lao, mờ nhạt sống lại với quá khứ yên bình mà bao con người đang cố chen chúc chui vào thiếp đi để lẩn trốn hiện tại nghiệt ngã, éo le.
Thay vì hai tiếng “phải chi” thốt ra chỉ để giương lên cảm xúc ân hận, thể hiện, chứng minh, phanh phui chính sự hối tiếc muộn màng trong sai lầm của bạn thôi, thì có biết bao người xứng đáng hơn điều đó… Một đứa trẻ mồ côi ngây ngô trong lời ước giản dị mà đau xót: “phải chi” con có cha mẹ như các bạn vậy, “phải chi” con có một gia đình nhỏ để yêu thương, “phải chi” con không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Hàng ngàn con người câm nín và bật khóc, vì ai cũng biết được đằng sau hai tiếng “phải chi” là sự đóng lại một nỗi niềm suy tư trong buồn bã và thê lương mà không có cách nào chống cự cả.
“Phải chi” ngày đó cha nghe lời ông bà chịu học hành tử tế thì hôm nay đâu phải chân lấm tay bùn, hụp đầu dưới ruộng đất mà mưu sinh. Câu nói tiếc nuối của người cha già với đứa con trai về một quá khứ vàng son mà chính ông đã không biết trân trọng, gìn giữ.
“Phải chi” chúng tôi được như bao người, có mảnh đất với ngôi nhà nhỏ để an cư lạc nghiệp. “phải chi” tôi có một cơ thể bình thường, lành lặn để đi đứng như những người ngoài kia. “phải chi” ngày trẻ em không sa đọa trên con đường tăm tà thì hôm nay đã không vùi đời trong nghiện ngập. Đấy là những câu nói thèm thuồng, khao khát một sự sống an yên mà bao cuộc đời bất hạnh vẫn mãnh liệt ước mơ.
Trong một cuộc mâu thuẫn vợ chồng, một trong hai người lại lỡ nặng lời thốt ra: “phải chi” ngày đó hai đứa đừng lấy nhau thì đã không khốn khổ như vầy! Ôi còn nỗi đau nào lớn hơn, tình nghĩa, tình yêu vì chính hai tiếng “phải chi” mà như xâu xé tâm can con người, tàn nhẫn như một sự phủ bỏ mọi cố gắng bên nhau, thương nhau bao lâu nay.
Cha mẹ cũng vậy, đôi khi chỉ là lời thoáng qua: “Phải chi” hồi đó tao đừng sinh mày ra cho khổ thân! Thì cũng đã đủ làm tổn thương trái tim đứa con, dù cho là lời đùa nghịch thì tâm tư đứa trẻ đâu đó vẫn lắng lại, vẫn ghi nhớ trong bộ não và bồn chồn như một vết xước nhẹ trong tâm hồn.
Tính sát thương của hai tiếng “phải chi” là một cảm giác vô hình mà không phải ai cũng nhận ra. Sống làm sao để ngày mai ngoảnh đầu nhìn lại không phải buộc lòng thốt lên “phải chi”. Còn lắm đâu đó những câu “phải chi” và phải chăng bạn cũng là một trong số những người đang chênh vênh như vậy? Cuộc đời là một trang sách, nếu mệt mỏi thì nhẹ nhàng xếp một góc cạnh nhỏ trang sách để đánh dấu sự dừng lại tạm thời lại rồi cất đâu đó thỉnh thoảng lấy ra lại có thể nhanh chóng đọc tiếp những trang sau còn dang dở chứ đừng vì chán nản mà gập nhanh quyển sách còn dở dang, biết đâu sau khi tìm đọc lại chẳng những chẳng biết bắt đầu từ đâu rồi thậm chí còn phải bắt đầu từ chính những trang đầu tiên.
Cuộc đời không phải để dành cho những hối tiếc, không ai nói về cuộc tồn tại mà người ta chỉ nói về cuộc đời, cuộc sống bởi đó là nơi để xả thân vào buồn vui đau khổ, là nơi đấu tranh để trưởng thành chứ không phải rụt rè sau lưng người khác. Đằng sau hai tiếng “phải chi” thì cuộc sống là cơ hội duy nhất để người ta xây dựng lại nửa chặng đời còn lại và nửa chặng đời dở dang đã qua vào hành trình, vào quá khứ mà khắc cốt ghi tâm. Cũng tốt!
bởi thủy tiên 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời