Phân tích nhân vật An Dương Vương
phân tích nhân vật an dương vương
Trả lời (4)
-
Tham khảo thôi nha ! Viết văn dở lắm ^^
An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lài khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. (Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi đào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.)
Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang , dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua.
Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ lào nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”.
Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng trính khái quát , ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc.bởi Hoàng Phan 17/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Có lẽ trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết là những giá trị lịch sử một thời mà cha ông ta gửi gắm và là suối nguồn mát lành nuôi dưỡng văn học viết sau này. Trong số ấy, thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước, cùng tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.
Trước hết, An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Sau khi lên ngôi vua, ngài lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần để mong xây thành được thuận lợi. Lo lắng cho an nguy của xã tắc, non sông mong muốn cho nhân dân được sống ấm no hạnh phúc nên ý thức muốn xây thành giữ nước chính là biểu hiện của một bậc thánh quân, một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, điều này là điều mà các thế hệ trước chưa ai nghĩ tới.
Hơn thế nữa, ông cũng tỏ ra là người biết trọng dụng người tài. Khi được một cụ gài báo tin sẽ có xứ Thánh Giang đến giúp đỡ việc xây thành, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào trong thành, kính cẩn tiếp đón. Những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, biết quý trọng và trọng dụng người tài chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước. Sau đó, được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Không chỉ dừng lại ở đấy , tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận vì sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đó cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hào bình, không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột. Như vậy với những phẩm chất như yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nghiệm cao với non sông và tầm nhìn xa trông rộng cùng tấm lòng bao dung, khoan hòa đấy cũng chính những phẩm chất mà cha ông ta gửi gắm vào những vị lãnh tụ vĩ đại.
Nhưng An Dương Vương lại mất đề cao, cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù. Khi thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai, vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá in tưởng, và thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nhâm hiểu của kẻ thù. Ông đã không nhận ra được bản chất thâm độc, cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược nên vẫn còn ngoan cố mà không hề đề phòng hay sáng suốt phân tích tình hình. Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mát nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng mạnh.bởi Đỗ Nguyệt 21/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” là một trong những truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn học nước ta về chủ đề đấu tranh giữ nước. Câu chuyện là sự sáng tạo mang đậm yếu tố thần kì của dân gian xung quanh cốt lõi lịch sử có thật về nhân vật An Dương Vương. Qua đó, chúng ta có thể thấy được An Dương Vương là vị vua có công vĩ đại trong việc xây thành đắp lũy, yêu nước thương dân nhưng vì chủ quan nên khinh địch nên khiến đất nước rơi vào tay kẻ thù.
An Dương Vương trước hết là một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây thành đắp lũy. Ông xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới; thống nhất đất nước về phương tiện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khai và chống giặc ngoại xâm. Ông là một trong những biểu tượng anh hùng của người Việt cổ. Việc cho xây thành Cổ Loa cho thấy tầm nhìn của một nhà quân sự tài bà và tấm lòng của một ông vua lo lắng cho vận mệnh đất nước và sự bình yên của nhân dân, chứng tỏ nhà vua đã có ý thức thiết lập một nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm, điều hành, giải quyết những công việc trong đại của đất nước. Đây là một công lao to lớn vì trước đây, ở thời đại vua Hùng, nước ta chỉ mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc và chưa hề có thành lũy.
An Dương Vương còn là vị vua một lòng muốn xây dựng, bảo vệ đất nước và biết trọng dụng người tài. Việc xây thành gặp nhiều khó khăn nên nhà vua lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần. Khi có cụ già xuất hiện từ phương đông nói về việc xây thành, nhà vua mừng rỡ, tiến hành nghi thức chào đón Sau đó, khi Rùa Vàng xuất hiện, nhà vua dùng xe bằng vàng rước vào thành. Khi thành được xây xong và ba năm sau, Rùa Vàng từ biệt ra về, An Dương Vương lại lo lắng đến nguy cơ đất nước bị xâm lăng và hỏi Rùa Vàng cách chống lại quân thù. Câu hỏi “Nay có giặc ngoài lấy gì mà chống?” cho thấy ông là vị vua một lòng vì nước vì dân và luôn lắng lo cho vận mệnh dân tộc.
Tuy nhiên, sau đó, nhờ vào nỏ thần dễ dàng đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà nên nhà vua trở thành người chủ quan khinh địch. Sai lầm đầu tiên gián tiếp dẫn đến việc mất nước Âu Lạc xuất phát từ việc nhà vua gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy- con trai Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể. Nhà vua không hề hay biết đằng sau việc cầu hôn chứa đựng âm mưu chính trị thôn tính đất nước. Sai lầm thứ nhất của ông chính là nguyên nhân dẫn đến sai lầm của Mị Châu. Bởi sau khi trở thành vợ của Trọng Thủy, nàng nhẹ dạ cả tin đặt hết tình yêu và sự tin tưởng vào chồng mà không hề hay biết rằng mình bị lợi dụng và chỉ là một quân cờ trong bàn cờ chính trị. Sai lầm thứ hai của ông là khi Triệu Đà đem quân tấn công lần thứ hai, ông vì cậy có nỏ thần mà điềm nhiên đánh cờ, cho tới khi quân giặc tiến sát thì vua mới phát hiện ra lẫy nỏ bị đánh cắp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất nước. Vì cậy vào nỏ thần nên ông đã quên đi việc xây dựng quân đội và kêu gọi, đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên, đến cuối cùng, An Dương Vương vẫn là một vị vua đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Dù cho Mị Châu là con gái ruột duy nhất của mình nhưng trước lời buộc tội của Rùa Vàng, cho rằng Mị Châu là giặc, nhà vua đã rút gươm ra chém, thể hiện ông có lập trường dứt khoát, đứng về phía vận mệnh dân tộc. Chi tiết này thể hiện sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua. Đồng thời cũng là cái giá mà ông phải trả cho sự chủ quan của chính mình.
Thông qua những chi tiết thần kì, nhân dân ta đã thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá đối với An Dương Vương. Trước hết đó là sự cảm phục, biết ơn, tự hào đối với vị vua đầu tiên tiến hành việc xây thành đắp lũy bảo vệ dân tộc, là minh chứng điển hình cho sự trưởng thành về mặt ý thức của thời đại An Dương Vương. Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng là ẩn dụ cho sự ủng hộ của nhân dân, đồng thời biểu trưng cho sức mạnh thần bí của dân tộc. Và khi đất nước rơi vào tay giặc, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển khơi. Nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng để thể hiện tình cảm, thái độ đối với người anh hùng. Họ đính chính lại lịch sử theo quan điểm của mình, xây dựng người anh hùng lí tưởng, có công với dân tộc để biến họ trở thành những tấm gương tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các thế hệ sau.
Như vậy, nhân vật An Dương Vương hiện lên với vị thế là một người anh hùng có công lớn trong việc xây thành đắp lũy, bảo vệ đất nước nhưng cũng là vị vua vì chủ quan dẫn đến bi kịch mất nước. Thông qua việc xây dựng nhân vật cùng những chi tiết thần kì, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã để lại bài học giáo dục vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về việc xây dựng đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ đất nước, luôn phải nêu cao cảnh giác và đề phòng đối với kẻ thù.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 22/01/2019Like (1) Báo cáo sai phạm -
Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.
An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương.
Quá trình dựng nước luôn đi liền với quá trình giữ nước, cho nên ngay khi về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành kiên cố để chống giặc ngoại xâm. An Dương Vương tự chuẩn bị cho mình sự che chở nhân tạo là chín vòng thành. Nhưng ngày xây thì đêm đổ, vua bèn “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”. Chi tiết một cụ già từ phương Đông đi tới báo sẽ có người đến giúp, và sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã khẳng định tính chất đúng đắn của việc xây dựng Loa Thành. Dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, không lâu sau thì chín vòng thành đã xây xong, tạo thành một thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước. Hình ảnh Loa Thành “rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc” phản ánh tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao độ chống giặc ngoại xâm của nhà vua và toàn thể nhân dân Âu Lạc.
Không chỉ vậy ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, khi xây thành xong ông bày tỏ nỗi lòng với Rùa Vàng: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Nỗi băn khoăn ấy đã phản ánh nỗi lo lắng thường trực của đất nước thường có nạn giặc ngoại xâm. Được Rùa Vàng tặng vuốt, An Dương Vương ngay lập tức chế tạo nỏ thần, thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược của vua tôi Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị ấy, vua tôi An Dương Vương đã giành được thắng lợi to lớn, đánh tan sự xâm lược của quân Triệu Đà, chúng thua lớn, “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”. Điều đó khẳng định công lao và vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác ông đã rơi vào bi kịch mất nước. Triệu Đà biết không thể chống lại vũ khí đánh xa và chín vòng thành của An Dương Vương nên tìm cách trì hoãn bằng cách cầu hòa. An Dương Vương không nhận ra mưu sâu kế hiểm ấy nên nhận lời. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương cũng không mảy may nghi ngờ, nhận lời gả người thân duy nhất của mình cho con trai kẻ thù. An Dương Vương không hề có kế sách đối phó. An Dương Vương cho Trọng Thủy sang ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối đầu tiên dẫn đến bi kịch mất nước sau này, An Dương Vương đã tạo cơ hội thuận lợi cho tên gián điệp đội lốt chủ rể khám phá bí mật quân sự quốc gia.
Người đứng đầu quốc gia như vậy thì con gái là Mị Châu cũng không hề nghi ngờ, để con trai kẻ thù là nội gián, nàng ngây thơ tin tưởng và tiếp tay cho Trọng Thủy tráo đổi nỏ thần. Trước đây cảnh giác bao nhiêu dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chín vòng thành và vũ khí đánh xa nhưng đến đây An Dương Vương hoàn toàn không chút cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng, cậy mình có nỏ thần mà không hề phòng bị. Quân Triệu Đà kéo sang, An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự nghiệp bao nhiêu năm gây dựng bỗng chống tan thành mây khói, vì chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù. An Dương Vương mang theo con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế vô cùng nguy cấp, nhà vua bị đẩy đến bước đường cùng: Trước mặt là biến cả mênh mông, sau lưng quân giặc đã đuổi đến cận kề, ông thất vọng kêu cứu sứ Thanh Giang: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng xuất hiện và chỉ kẻ sau lưng chính là giặc. An Dương dù vô cùng đau khổ nhưng phải rút gươm giết chết người con gái duy nhất của mình. Hành động đó thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ông thực hiện nó khi đứng trên lập trường công dân, công lí và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ có tội với đất nước. Như vậy, cùng một lúc An Dương Vương phải đối mặt với hai bi kịch: bi kịch mất nước và bi kịch nhà tan, giết chết người con mình yêu quý. Hành động cuối cùng của ông tuy muộn màng nhưng cũng là sự thức tỉnh, bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.
Sau khi giết chết Mị Châu, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về biển cả. Nhân dân ta đã bất tử hóa sự sống của An Dương Vương. Chi tiết kì ảo thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân. Nhân dân tiếc thương vị anh hùng có công dựng nước nhưng vì một chút lơ là mà cơ đồ đắm biển sâu. An Dương Vương tuy có tội nhưng là vô tình nên được nối dài sự sống.
Xây dựng nhân vật An Dương Vương các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: sự giúp đỡ của Rùa Vàng, nỏ thần,… để khẳng định đề cao những chiến công của ông đối với đất nước. Giọng điệu phong phú, khi ngợi ca tôn vinh, khi ngậm ngùi, chua xót cho cảnh nước mất nhà tan.
Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.
bởi Huất Anh Lộc (Epic's Minecraft) 23/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời