YOMEDIA
NONE

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. So sánh hình tượng người anh hùng Từ Hải với một số hình tượng người anh hùng mà anh (chị) đã được học (Phạm Ngũ Lão, Lục Vân Tiên), để từ đó chỉ ra những nét chung của hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Nghệ thuật miêu tả người anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du trong đoạn trích có hai đặc điểm cơ bản: hình tượng có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ.
    Tính ước lệ được thể hiện qua việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh có tính chất khuôn mẫu truyền thống trong việc mô tả người anh hùng của văn học trung đại, ví dụ như: trượng phu - người đàn ông có tài năng xuất chúng, thanh gươm yên ngựa, mặt phi thường, (chim) bằng (“Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”) - người anh hùng có khát vọng phi thường, hoài bão lớn lao,... Lời nói và hành động của nhân vật cũng mang tính công thức chung. Người anh hùng trong quan niệm văn học trung đại phải là người biết gạt tình riêng vì nghĩa lớn, cho nên Từ Hải mới trách Thuý Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Người anh hùng của văn thơ cổ còn có một đặc trưng nữa là suy nghĩ nhanh, hành động dứt khoát : thoắt, thẳng dong, quyết lời dứt áo ra đi,...
    Trong nghệ thuật miêu tả nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du còn dụng công xây dựng hình tượng con người vũ trụ. Điều đó được thể hiện qua một loạt những từ ngữ, hình ảnh mang chiều kích của không gian, vũ trụ: lòng bốn phương, trời bể mênh mang, tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường, bốn bể, gió mây, chìm bằng...
    Hai đặc điểm nêu trên đều thuộc về những quy ước và công thức chung của nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam. Trước Nguyễn Du, Phạm Ngũ Lão trong bài Thuật hoài cũng đã gợi tả trang nam nhi với tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (Múa giáo non sông trải mấy thu). Sau Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu cũng khắc hoạ hình tượng Lục Vân Tiên với ngôn ngữ, lời nói, hành động mang dấu ấn ước lệ, có tác dụng lí tưởng hoá người anh hùng. Do vậy, có thể kết luận, trong văn học trung đại, khi xây dựng nhân vật người anh hùng, các tác giả thường sử dụng công thức chung: Đó là nghệ thuật khắc hoạ những hình tượng mang tính ước lệ, có tầm vóc và chiều kích không gian vũ trụ. Đó cũng là nghệ thuật lí tưởng hoá người anh hùng.

      bởi Nguyễn Trung Thành 04/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON