YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Lầu Hoàng Hạc

Hướng dẫn soạn bài " Lầu Hoàng Hạc" - Thôi Hiệu - Văn lớp 10

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Đề bài: Soạn bài Lầu hoàng hạc của Thôi Hiệu văn 10
    I.    Tìm hiểu chung
    1.    Tác giả

    –    Thôi Hiệu ( 704 – 754)
    –    Quê ở Hà Nam trung Quốc
    –    Ông đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi
    –    Ông để lại 40 bài thơ

    2.    Tác phẩm

    a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đứng trên lầu hoàng hạc những chuyện xưa, nỗi niềm xưa gợi nhớ về. Không những thế chuyện xưa chuyện nay khác nhau lại càng khiến cho nhà thơ nhớ về ngày xưa. Mọi thứ cảnh đẹp trước mắt như mơ hồ, tại lầu hoàng hạc không có cái gì là rõ ràng. Trước biết bao nhiêu cảm xúc nhà thơ đã viết lên bài thơ này
    b.    Thể loại: thất ngôn bát cú
    c.    Bố cục: 2 phần
    –    Phần 1: 4 câu thơ đầu: nguồn gốc, tên gọi lầu Hoàng Hạc theo thời gian
    –    Phần 2: 4 câu còn lại: định vị lầu theo không gian, miêu tả theo không gian và trực tiếp biểu đạt tâm trạng

    II.    Phân tích
    1.    Nguồn gốc tên gọi định vị hoàng hạc lâu theo thời gian

    –    Nghệ thuật đối lập giữa tích nhân >< thử địa, hoàng hạc khứ ><hoàng hạc lâu -> đã thể hiện được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là trạng thái hững hờ vì thời gian trôi quá nhanh để cho những kỉ niệm quá khứ cứ thế mà một đi không trở lại
    –    Hạc vàng cũng bay đi từ bao giờ xa lánh hẳn nơi này, ngàn năm mây bạc vẫn vẩn vơ bay như tiếc nuối điều gì
    –    ở đây có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi thực, giữa cái mất và cái còn
    ->    như vậy theo thời gian tên gọi của hoàng hạc cũng bị thay đổi, từ đó thể hiện được tâm trạng của nhà thơ đó là cảm xúc chiêm nghiệm về thời gian. Nó là tuyến tích một đi không trở lại để cho những kỉ niệm đẹp cứ thế mà mãi mãi xa rời con người và để rồi khiến cho người ta thương nhớ chúng

    soan bai lau hoang hac cua thoi hieu

    2.    miêu tả không gian lầu hoàng hạc và tâm trạng của nhà thơ

    –    hai câu tiếp theo mở ra một không gian vô cùng trong sáng và tươi đẹp. Một cảnh cõi trần thật đẹp, ánh nắng chiếu xuống dòng sông phản chiếu lên một màu tinh khôi của đất trời.
    –    giữa màu sáng loáng ấy là một màu xanh tươi non của cỏ cây mùa xuân
    ->    vậy là sau những phút giây trầm ngầm suy nghĩ nhà thơ đã trở về với thực tại của hoàng hạc lâu và bất ngờ gặp cảnh tượng đẹp này. Có thể nói lầu hoàng hạc không chỉ đẹp trong quá khứ mà nó còn đẹp ở trong hiện tại
    –    và một sự đối lập tiếp theo lại được diễn ra khi mới tắt đi ánh nắng chan hòa là buổi hoàng hôn gợi bao niềm nhớ quê nhà
    –    hoàng hôn luôn là khoảng thời gian khiến cho thiên nhiên cũng như con người trầm lặng đi.
    –    Trên sông như có từng đợt sóng như mang màu khói cho lòng nhà thơ buồn
    ->    Bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng chớm vui khi thấy cảnh tươi đẹp nhưng lại buồn vì một nỗi nhớ nhà

    III.    Tổng kết

    –    Bài thơ là một sự chiêm nghiệm về người nay và người xưa, cảnh nay và cảnh quá khứ của nhà thơ Thôi Hiệu. Bằng những hình ảnh mang tính chất tượng trưng ước lệ và nhịp điệu bài thơ chậm rãi khoan nhặt khiến cho bài thơ lấy đi được tình cảm của người đọc và thể hiện tốt tâm trạng mà nhà thơ muốn truyền tải đến người đọc

      bởi Phạm Quang Dương 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1 (Trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Nhan đề bài thơ Lầu Hoàng Hạc ngoài sự xác định vị trí của lâu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, bài không hoàn toàn không nói gì về “lầu”.

    - Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa người xưa và người nay, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa cảnh với tình, giữa hư với thực

    Câu 2 (Trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Cảnh- cảnh xưa và nay, xa và gần, thực và hư cảnh nào cũng đẹp.

    Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn:

       + Đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, tình người…

       + Tác giả bâng khuâng nhận ra hình như mình chưa thật toàn vẹn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì giúp ta được trọn vẹn

       + Nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua

    Câu 3 (trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

       + Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên

       + Nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người

       + Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn

       + Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ xuất hiện chữ sầu

       + Chữ sầu trong câu thơ cuối không quá bất ngờ, điều đó là sự lắng đọng lại cảm xúc

    Câu 4 (trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Học thuộc bài thơ.

      bởi Lê Trần Khả Hân 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON