YOMEDIA
NONE

Ý nghĩa và tác dụng của những cuộc phát kiến địa lí lớn?

phần I lịch sử thế giới

câu 1 : nguyên nhân , tên các cuộc phát kiến , ý nghĩa và tác dụng của những cuộc phát kiến địa lí lớn

câu 2 : những nét chung : kinh tế , xã hội , nhà nước của xã hội phong kiến phương Tây + phương Đông

phần II lịch sử Việt nam

câu 3 : sự chuẩn bị của nhà Trần , so sánh điểm giống và khác trong cách đánh giặc lần 2 và lần 3 trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên

câu 4 : nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên

câu 5 : những chính sách cải cách của Hồ Qúy li ? Đánh giá ( ưu điểm ? tồn tại ? ý nghĩa ? tác dụng )

câu 6 : những chính sách của nhà Minh thi hành trên đất nước ta ? nhận xét

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I. Lịch sử thế giới

    Câu 1 :

    * Nguyên nhân :

    - Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

    - Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

    * Tên các cuộc phát kiến địa lý :

    - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
    - Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ.
    - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
    - Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.
     
    * Ý nghĩa và tác dụng của các cuộc phát kiến địa lý :
    - Các thương nhân thực hiện những cuộc phát kiến địa lý trở nên giàu có nhờ nguồn khoáng sản ở các nước được khai phá, họ đã có được nguồn vốn ban đầu và lực lượng nhân công lao động từ các nước thuộc địa.
     
    - Những thương nhân đó trở thành giai cấp tư sản, những người bị lấy mất ruộng phải đi làm thuê cho tư sản trở thành giai cấp vô sản từ đó chủ nghĩa tư bản đã hình thành.
     
    Câu 2 : Những nét chung của xã hội phong kiến
     
    * Về kinh tế :
    - Ngành sản xuất chính : nông nghiệp, ngoài ra còn có chăn nuôi và làm nghề thủ công
    - Nền sản xuất khép kín:
    + Phương Đông : khép kín trong công xã nông thôn
    + Châu Âu : khép kín trong lãnh địa phong kiến
    - Kĩ thuật canh tác sản xuất lạc hậu
    - Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa phong kiến ( châu Âu ), địa chủ ( phương Đông )
    - Ở châu Âu từ thế kỉ XI công thương nghiệp ngày càng phát triển -> dẫn đến xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến
    - Ở phương Đông, công thương nghiệp kém phát triển
    * Về xã hội : có 2 giai cấp cơ bản
    - Châu Âu : lãnh chúa phong kiến và nông nô
    - Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh
    - Địa chủ và lãnh chúa phong kiến bóc lột nông dân lĩnh canh, nông nô bằng hình thức địa tô
    * Về nhà nước:
    - Các quốc gia phong kiến đều có thể chế nhà nước là nhà nước quân chủ ( Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành )
    + Phương Đông : Nhà nước quân chủ mang t/chất tập quyền từ rất sớm
    + Châu Âu: Trước thế kỉ XV nhà nước quân chủ còn mang tính phân quyền ( Quyền lực của nhà vua còn hạn chế ) đến thế kỉ XV thì tính chất tập quyền ngày càng cao
     
      bởi Khuất Thu Phương 03/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON