YOMEDIA
NONE

Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông?

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy:

- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

- Cho biết những cải cách của vua Lê Thánh Tông nhằm mục đích gì?

- Dựa vào lượt đồ, kể tên 13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê sơ.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527. to_chuc_chinh_quyen_thoi_le_so_400. Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527

    ♥ Cải cách:

    Sơ đồ hành chính nhà nước thời Lê Sơ trước cải cách.

    vua – Tể tướng, quan đại thần (văn, võ) -khối hành chính

    -khối thanh tra,tư pháp,xét xử

    -khối quân sự

    – … -Kinh đô – phường

    -đạo (5 đạo) – lộ – huyện – xã

    – châu – xã

    Bộ máy hành chính sau cải cách : (hình thiếu)

    Những ưu điểm trong cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Lê Thánh Tông rất chú trọng đến cải cách bộ máy hành chính, ông đã có những quyết định, chính sách hết sức tiến bộ vượt thời đại về bộ máy hành chính.

    Ở trung ương:

    Ông cho bãi bỏ một số chức quan sau:

    – Bỏ tể tướng , thay vào đó ông trực tiếp điều hành chính sự

    – đại hành khiển chính thức đứng đầu hàng ngũ quan lại

    – các quan chức đại thần như tam tư bị bãi bỏ , các chức tam thái, tam thiếu, tam úy, thiếu úy chỉ được hưởng bổng lộc hậu chứ không được hưởng thực quyền.

    Một số cơ quan có chức năng văng phòng của vua :

    – Hàn lâm viện phụng mệnh vua khởi thảo một số loại văn thư như chiếu, chỉ, biểu,…

    – Đông các viện sửa chữa các văn bản do hàn lâm viện khởi thảo.

    – Trung thư giám, biên phép các văn bản trên thành văn bản chính thức

    – Hoàng môn tỉnh giữ ấn của nhà vua

    – Bí thư giám trông coi thư viện nhà vua

    Lục bộ:

    – lục bộ là cơ quan quyền lực cai quản lĩnh vực kinh tế, xã hội

    – đứng đầu bộ là thượng thư, có hai phó là tả thị lang và hữu thị lang, các cơ quan trong bộ có: Sảnh tương đương với văn phòng bộ bây giờ, Các ty là cơ quan chuyên môn tương đương với các vụ bây giờ.

    Bộ lễ giúp vua việc lễ giáo phong kiến, đây là thể hiện rõ nhất của uy quyền, địa vị của vua và trật tự phong kiến. bộ này phụ trách về các mặt văn hóa, xã hội, đời sống, giáo dục.

    Bộ lại giúp vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại, xương sống của nền quân chủ, bao gồm việc tuyển, bổ , thăng , giáng chức, phong tước thẩm, khảo xét quan lại, có khoảng 80 quan và lại.

    Bộ hộ giúp vua quản lý tài chính, tô thuế, ruộng đất, hộ khẩu,lương của quan và quân trong cả nước. có khoảng 100 người cả quan và lại.

    Bộ hình: 190 người, giúp vua trông coi về hình pháp, xét xử và ngục tụng, có nhiều vụ quyền hạn: Nếu thấy quyết định trong hình pháp có điều quá nặng hoặc quá nhẹ thì tâu lên vua để vua sửa đổi. Xét xử một số vụ trọng án để tâu vua chờ chiếu chỉ, kiểm tra công tác xét xử trong cả nước.

    Bộ công: giúp cua trông coi việc xây dựng và sửa chữa cung điện, đường xá, cầu cống thành trì,… quản lý các công xưởng và thợ thuyền trong cả nước. gòm 50 cả quan và lại.

    Bộ binh: giúp vua quản lý về lĩnh vực quân sự.

    Lục tự:

    – Thành lập năm 1466, độc lập, trực thuộc vua, bao gồm:

    Đại lý tự bổ trợ bộ hình

    Thái thường tự, quang lộc tự, thái bộc tự, hồng lô tự, thường bảo tự (bổ trợ bộ lễ)

    Lục khoa:

    – Trực thuộc nhà vua có chức năng giám sát, kiểm tra lục bộ và danh nghĩa thực thi quyền lực nhà vua.

    – Lập lục khoa nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, thúc đẩy sự siêng năng của các bộ chủ quản dưới quyền của vua.

    Cơ quan chuyên môn:

    – Ngự sử đài tương đương với thanh tra chính phủ bây giờ. Giúp vua kiểm soát đội ngũ quan lại, giám sát việc thực thi pháp luật.

    – Trong ngự sử đài gồm có: Tự vụ tỉnh (văn phòng) ; Kinh lịch ty ( đăng lục các án) ; Ánh ngục ty (trông coi về hình ngục) ; Chiếu ma sở ( ghi chép sổ sách án văn) ;

    – Ngoài ra trực thuộc ngự sử đài còn có 6 ty ngự sử, đặt ở các đạo trong nước ( hình thành hệ thống cơ quan hành chính ngành dọc. 6 ty ngự sử chí có nhiệm vụ báo cáo cho ngự sử đài ở triều đinh trung ương, quan lại địa phương không được xen vào)

    – Thông chính ty: truyền đạt công văn, chỉ dụ của vua tới nhân dân, chuyển đệ đơn từ dân lên triều đình

    – Quốc tử giám

    – Tư thiên giám: làm luật và thông báo nông lịch

    – Thái y viện: chăm sóc sức khỏe cho vua, các quan đại thần… quản lý về y dược trong cả nước.

    – Thành lập hệ thống cơ quan chuyên môn và nông nghiệp: sở đồn điền, sở tầm tang, sở thực tháo, sở điền mục.

    Cải cách ở địa phương:

    1. Đạo – xứ:

    Chia cả nước thành 12 đạo: Không giao cho một người quản lý mà thành lập 3 cơ quan quản lý. Giám sát chặt chẽ cấp đạo. Mục tiêu của việc này là thuyết tôn quân quyền, tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay nhà vua, nếu để một người quản lý sẽ dẫn đến nạn cát cứ. Ba cơ quan cấp đạo gồm: thừa ty, đô ty và hiến ty.

    Thừa ty: hành chính, tài chính, dân sự

    Đô ty: trông coi việc quân

    Hiến ty: xét xử và giám sát 2 ty

    2. Cấp phủ

    Đứng đầu là tri phủ và đồng tri phủ là cấp hành chính trung gian có chức năng chủ yếu là truyền lệnh.

    3. Cấp xã:

    Đây là cấp đơn vị hành chính cơ sở.

    Lê thánh tông rất quan tâm đến cấp hành chính cơ sở này. Ông chủ trương cải tổ cấp xã nhằm tăng cường sự chi phối của triều đình, hạn chế quyền lực ở địa phương.

    ♥ Ưu điểm của cải cách hành chính:

    Lê thánh tông thực hiện thuyết tôn quân quyền nhằm tập trung quyền lực vào tay vua.

    Ông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần nhằm hạn chế chia bè kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Ông trực tiếp quản lý các bộ nhằm hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu cho bộ máy hành chính. Giúp bộ máy hành chính hoạt động một cách hiệu quả nhất.

    Ông đặt các bộ cai quản các vấn đề kinh tế – xã hội. nhưng bên canh đó có những lĩnh vực mà các bộ không thể quản lý hết ông đã cho đặt các khoa. Ngoài ra còn có các ty, tự, các cơ quan chuyên môn giúp việc. Tất cả nahwmf cho bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả nhất.

    Ông hình thành hệ thống cơ quan hành chính ngành dọc đó là 6 ty ngự sử. 6 ty này chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước ngự sử. điều nay này đảm bảo sự công bằng, tăng cường sự mặt của triều đình tại các cơ quan địa phương, đưa các cơ quan địa phương vào khuôn khổ.

    Ông rất coi trọng cấp xã, quản lý đến cấp cơ sở này rất khó. Nhằm hạn chế quyền lực địa phương, ngăn cấm tình trạng cát cứ.

      bởi Lê Nguyễn Ngọc Khuê Khuê 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON