YOMEDIA
NONE

Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm -Xoài Mút năm 1785?

Làm ngắn gọn thôi!!!

Câu 1: trình bày diễn biến trận Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1785

Câu 2: em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu năm 1789

Câu 3: trình bày tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) thế kỉ XVI-XVIII và nêu nhận xét?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • câu 1:

    Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
    Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

    Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

    câu 2:

    cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

    -năm 1788,NGUYỄN HUỆ lên ngôi hoàng đế,lấy niên hiệu là quang trung và lập tức tiến quân ra bắc.trên dường đi quang trung tuyển thêm quân.từ tam hiệp điệp quang trung chia làm 5 đạo tiến vào thăng long.

    -đêm 30 tết quân ta vượt sông gián khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu.mồng 3 tết quân ta vây đồn hà hồi,quân giặc hạ khí giới đầu hàng.mờ sáng mồng 5 tết,quân ta đánh dồn ngọc hồi,quân thanh chống cự không nổi bỏ chạy toáng loạn.cùng lúc đó đạo quân của dô đốc long đánh đồn đống đa.

    -tướng giặc sầm nghi dống khiếp sợ thắt cổ tự tử

    -tôn sĩ nghị và vài võ quan vượt sông nhị sang gia lâm.

    -trưa mồng 5 tết,quang trung và đoàn quân tây sơn chiến thắng tiến vào thăng long

    câu 3:

    về nông nghiệp:

    + Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

    + Thủy lợi được củng cố.

    + Giống cây trồng ngày càng phong phú.

    + Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

    Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

    về thủ công nghiệp:

    - Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

    - Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    - Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    - Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

    - Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

    về thương nghiệp:

    * Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

    - Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

    - Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

    - Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

    * Ngoại thương phát triển mạnh.

    - Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:

    + Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

    + Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

    - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    - Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

      bởi ThôngBáo Messengër 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF