YOMEDIA
NONE

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

1. Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

2. Chính sách ngoại giao thời Nguyễn có gì khác với thời Quang Trung? Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn.

3. Nêu một số thành tựu văn hóa, giáo dục ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX

Giúp mình nhé bạn nào đúng và nhanh nhất mình tick cho =))

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • 3.

    VĂN HỌC , NGHỆ THUẬT .

    1. Văn học :

    Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể lọai, phản ảnh cuộc sống tâm tư, nguyện vọng , đặc biệt văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao:

    + Truyện Kiều của Nguyễn Du - phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .

    +Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.

    + Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .

    + Thơ của Bà Huyện Thanh Quan : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà .
    +Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,

    + Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .

    2. Nghệ thuật :

    -Văn nghệ dân gian phát triển phong phú :

    * Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.

    * Tranh dân gian: tranh Đông Hồ thể hiện tinh thần thượng võ , cuộc sống lao động giản dị , ấm no, truyền thống hào hùng .

    -Kiến trúc : chùa Tây Phương , chùa Hương Tích , cung điện ,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế , Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.

    -Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương , 9 đỉnh đồng lớn ở Huế . Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới .

    Giáo dục , thi cử :

    -Thời Tây Sơn : vua Quang Trung ra Chiếu lập học. chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử , mở trường công, đưa chữ Nôm vào thi cử .

    -Nhà Nguyễn : Quốc Tử Giám đặt ở Huế lấy con em quan lại , những người học giỏi vào học ; lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Thái Lan.

      bởi Hương Hương 09/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mục đích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì?

    - Lấy của người nghèo chia cho người giàu.

    - Chống lại chính quyền thối nát họ Nguyễn.

    - Xóa bỏ nhiều nợ và nhiều thứ thuế phức tạp cho nhân dân.

    - Do bất mãn với chế độ thối nát đương thời.

    Vì sao tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ 16 đến 18 đều thất bại?

    - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào nông dân rộng khắp, nên quân triều đình dễ dàng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ấy.

    - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra khi chưa chuẩn bị, có sẵn tư tưởng đấu tranh từ lâu mà chỉ mang tính bộc phát.

    - Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân nên không được huấn luyện kĩ càng như quân triều đình.

    - Chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những lần thất bại trước.

    Nhà nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

    - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long), lập ra triều Nguyễn, chon Phú Xuân làm kinh đô.

    - Lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

    + Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.

    + Ban hành bộ luật Gia Long (sao chép bộ luật nhà Thanh).

    - Chia nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên).

    - Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc, tổ chức hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

    Chúc bn hx tốt!

    -

      bởi Allison Mayy 10/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON