YOMEDIA
NONE

Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ như thế nào?

Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ như thế nào?

Giáo dục và văn hóa thời Lý.

Viết một đoạn văn ngắn về những gì em biết về đạo Hin-đu.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Sớm phát hiện được mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó. Thái uý Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
    Lý Thường Kiệt cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm. Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quậy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. Để ổn định địa phận phía nam, Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
    Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ". Ông thường nói : "Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc". Do đó, ông đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới Đại Việt.
    Tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ - bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tống. Quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây). Lý Thường Kiệt chỉ huy cánh quân đường thuỷ, đổ bộ vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá huỷ các kho tàng của giặc, quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu, căn cứ của quân Tống. Sau 42 ngày chiến đấu, quân nhà Lý hạ được thành Ung Châu, tướng Tô Giám nhà Tông phải tự tử. Đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
    Trận tập kích này đã đánh một đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống, đày chúng vào thế bị động.
    Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

     

    Người theo đạo Hindu từ thời cổ đã chia cuộc đời một người đàn ông thành bốn thời kỳ. Lối sống ấy, trải qua nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng của Hồi giáo và của người Anh, đã phai nhạt và ngày nay không tồn tại nữa.

    Brahmachrya (độc thân từ bé cho đến 25 tuổi); đây là thời kỳ đầu tiên chàng thiếu niên, sau khi được làm lễ đeo sợi dây thiêng, rời gia đình để đi học. Trường học (gurukula) thường là những căn lều cỏ giữa rừng hoặc nơi xa xóm làng. Tại đó, thầy giáo sống cùng với gia đình mình và đám môn sinh. Môn sinh không bị phân biệt vị trí xã hội, phải chăm sóc thầy mình như cha đẻ và làm mọi công việc lao động chân tay ở trường. Môn sinh được học thần chú Gayatri (kinh cầu), học yoga, nghiên cứu các bản kinh, nghệ thuật, khoa học và học cách sống đời giản dị, tự kỷ luật thanh đạm. Họ được rèn giũa để phát ngôn chân thật, làm việc mà không quên tinh thần Dharma, phục vụ người cao tuổi, kính trọng cha mẹ, sư phụ và khách quý như kính trọng thần thánh.

    Grahasthya (làm chủ gia đình): sau khi hoàn tất việc học hành, môn sinh trở về nhà, lập gia đình. Hôn nhân không chỉ là một sự thỏa thuận mà là một bước thiêng liêng trong sự phát triển tinh thần của con người. Người vợ là Ardhangini, hay là một nửa của người chồng, cho nên không có một nghi lễ tôn giáo nào được chồng thực hiện mà lại thiếu người vơ. Người chủ gia đình phải thực hiện đạo đức tốt, làm ra tàisản vật chất, được phép hưởng đời sống dục lạc với người bạn đời của mình và đạt tới giải thoát bằng cách tuân theo những quy tắc đạo đức. Thời kỳ thứ hai này được coi là quan trọng nhất trong bốn thời kỳ. Người chủ gia đình kiếm sống phù hợp với nguyên tắc đạo đức và phải dành 1/10 thu nhập vào việc từ thiện. Anh ta phải lo việc an cư bằng cách xây một căn nhà cho vợ. Rồi anh ta có bổn phận chăm sóc, giáo dục con cái, sau đó dựng vợ gả chồng cho chúng. Thực hiện những nghĩa vụ tinh thần và nghĩa vụ xã hội, vượt qua mọi thử thách khó khăn mà không đi chệch tinh thần Dharma giúp cho người đàn ông trở thành người cao quý.

    Vanaprastha (hưu trí): người đàn ông bước sang thời kỳ thứ ba, lúc con cái đã có gia đình riêng và tự lập. Đây là lúc cặp vợ chồng trung niên được nghỉ ngơi, tức là đã đến lúc chấm dứt những ràng buộc và ham muốn trần tục, lui về cuộc sống bình yên của thiền định, tập trung và theo đuổi những mối quan tâm về tinh thần.

    Sanyas (lánh đời): thời cổ, đây là lúc người đàn ông từ bỏ mọi ham muốn, mọi nhu cầu, không dùng đến tiền bạc và xa lánh cõi tục. Họ sống nhờ cúng dường và hoa quả trong rừng, dành hết thời gian vào việc thiền định. Lúc này, họ được gọi là Jivanmukta-người đã được giải thoát khỏi cuộc sống bình thường.

      bởi Phước Thịnh 03/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON