Nêu tên các bộ luật mà em đã học?
Nêu tên các bộ luật mà em đã học ? Hãy so sánh sự giống và khác nhau ?
Trả lời (1)
-
* Hình thư – bộ luật đầu tiên trong lịch sử
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng ngàn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của pháp luật và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc... Trong đó, bộ Hình thư do triều Lý ban hành là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên trong lịch sử dân tộc; là mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: "Ngày mùng một tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1042) ban Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành. Dân đều lấy làm tiện. Đến đây, phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng...". Điều đó cho thấy, người đứng đầu triều Lý đã nhận thức được sự cần thiết phải có luật thành văn để dân biết mà điều chỉnh hành vi; quan lại có căn cứ để xét xử, tránh việc tùy tiện dẫn đến oan sai; nhà nước có cơ sở để kiểm tra, giám sát quan lại. Cách đây gần 1.000 năm, nhận thức như vậy về ý nghĩa của việc ban hành luật thành văn là bước tiến bộ quan trọng về tư duy lập pháp. Bởi, nó chứng tỏ rằng bộ máy chính quyền trung ương tập quyền đã có đủ các thiết chế hoàn bị.
Những cuốn sách viết về các bộ luật cổ Việt Nam. Ngày nay, về mặt văn bản, bộ Hình thư không còn bản gốc, song căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế... Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý. Đó là pháp luật bảo vệ quyền lợi của Nhà nước phong kiến tập trung và của giai cấp quý tộc quan liêu, nó củng cố chế độ đẳng cấp, bảo vệ tư hữu. Nhưng để tập trung toàn bộ quyền lực vào tay nhà nước, đại biểu là vua, pháp luật nhà Lý cũng đã có phần nào hạn chế sự bành trướng thế lực của bọn quan liêu quý tộc nói chung và cũng đã có những biện pháp tốt trong việc bảo đảm sản xuất nông nghiệp.
* Từ hình thư – những bộ luật cổ ra đời
Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ thời Lý, Nhà nước Việt Nam dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Hình thư). Đây là mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam. Bộ luật cổ quan trọng thứ ba trong lịch sử lập pháp Việt Nam là Quốc triều Hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành dưới thời Lê Thánh Tông năm 1483, trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh. Quốc triều Hình luật không chỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn được các triều đại khác sau này sử dụng cho đến hết thế kỷ XVIII. Và cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm 1802. Để củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay khi lên ngôi, Gia Long đã lập tức cho biên soạn một bộ luật mới. Và đến năm 1815, Bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành. Đây là bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của nhà Mãn Thanh (Trung Quốc), tuy nhiên có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.
Giá trị về tính tiến bộ và tính nhân văn sâu sắc
Cùng với những kinh nghiệm về kỹ thuật lập pháp, các bộ luật cổ Việt Namcòn để lại cho đương đại những giá trị về tính tiến bộ và tính nhân văn sâu sắc, thể hiện qua những vấn đề cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, các bộ luật có nhiều quy định nhằm hạn chế và xử phạt những hành vi tham nhũng của quan lại và gián tiếp bảo vệ một số quyền lợi chính đáng của người dân.
- Thứ hai, một nước nông nghiệp, nên các bộ luật cổ đều có nhiều quy định nhằm bảo vệ sức lao động, sức kéo và bảo vệ đê điều.
- Thứ ba, các bộ luật cổ Việt Nam đều có những quy định mang tính nhân văn như:bảo vệ người già và trẻ em; giúp đỡ những người tàn tật, cô quả, những người có hoàn cảnh khó khăn; tôn trọng phong tục và văn hóa của các tộc người thiểu số.
- Thứ tư, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, nhưng những bộ luật cổ Việt Nam vẫn có một số quy định chú ý phần nào đến quyền lợi và thân phận của người phụ nữ.
- Thứ năm, các bộ luật cổ Việt Nam đều đề cao và bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.
bởi Thành Công 09/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời