YOMEDIA
NONE

Nêu những đóng góp của nền giáo dục nho học?

nêu những đóng góp của nền giáo dục nho học

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Trong tác phẩm Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê nhận xét: "Khổng Tử chủ trương vua phải là người có tài, đức; nhưng thời ông, sự truyền tử đã có từ lâu đời, không thể bỏ được; ông chỉ có thể cải thiện chế độ, đào tạo những kẻ sĩ có tài, để giúp quý tộc và lần lần thay họ mà trị nước. Những kẻ sĩ đó đều được tuyển trong dân chúng, và từ nhà Hán, nhà Đường trở đi, chế độ quân chủ Trung Hoa có tính cách sĩ trị, không còn giai cấp quý tộc cha truyền con nối nắm hết các chức vụ lớn ở trong triều, ngoài quận nữa. Đó là một tiến bộ rất lớn, người phương Tây phải khen. Ông lại giảm bớt quyền chuyên chế của vua bằng cách đề cao nhiệm vụ, tư cách của sử quan, gián quan; dạy cho vua, quan, kẻ sĩ và thường dân rằng vua phải thương dân như con, phải tôn trọng nguyện vọng của dân...; phải chăm lo cho dân đủ ăn, tài sản trong nước phải quân bình, đừng có kẻ nghèo quá, kẻ giàu quá. Suốt thời quân chủ, ông vua sáng lập một triều đại nào cũng nghĩ ngay đến vấn đề quân điền, chia đất cho dân cày trước hết. Sau cùng Khổng Tử có tinh thần nhân bản rất cao. Ông hiếu hoàn trọng trung dung, rất ghét sự tàn bạo, và đa số các vua chúa Trung Hoa theo ông."

    Khổng giáo bao hàm lời dạy của các bậc hiền nhân Nho gia, mà là những chỉ dẫn về cách sống thuận theo đạo đức để con người được an vui, xã hội được vững mạnh. Những lời dạy này không được xem là những lời của Thượng đế mặc khải như Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo hoặc Hồi giáo, tùy hoàn cảnh mỗi nước mà sẽ có những cách diễn giải khác nhau song không hề xung đột với nhau về ý tưởng chung và đều hướng con người đến đạo đức mẫu mực. Do đó, không hề có cuộc chiến tranh nào vì lý do tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản hay Triều Tiên. Đó là một điều mà các học giả phương Tây rất ca ngợi các quốc gia Đông Á.

    Dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ, ấy là nhờ một phần lớn ở những tư tưởng sâu xa của Nho giáo đã trui rèn nên một tầng lớp Nho sĩ thông thuộc kinh sử và giàu phẩm chất đạo đức.

    Nho giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng. Nhờ Nho giáo trong thời Trung cổ Trung Quốc đã đạt đến một trình độ văn minh hàng đầu thế giới, hơn hẳn phương Tây khi đó đang chìm trong "đêm trường Trung cổ". Phương Tây chỉ vượt qua Trung Quốc khi xuất hiện các phong trào tri thức như Phục hưng, Khai sáng và cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng tri thức do các phong trào này tìm ra. Nhờ Nho giáo, người Trung Quốc không ai không xem trọng giáo dục. Khi nhà Hán lập quốc, chính sách của quốc gia có tám chữ "Dựng nước an dân, giáo dục làm đầu". "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", hoàn toàn dùng giáo dục. Do vậy Trung Hoa trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, nhưng đất nước của họ vẫn không hề lụn bại, trong khi các đế chế khác như La Mã, Ba Tư... cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại quốc cũng khen ngợi. Không phải chính trị, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính văn hiến của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền văn hiến đó, công đầu thuộc về Nho giáo.

    Will Durant thì khen ngợi chế độ giáo dục đạo đức sĩ phu mà Khổng Tử chủ trương. Ông viết: "Một xã hội mà nghĩ rằng phải thử dùng vào việc trị nước những người được đào tạo bằng triết học và cổ điển học, nội điều đó cũng đáng phục rồi. Chế độ ấy và tất cả nền văn minh làm cơ bản cho nó ngày nay bị lật đổ, tiêu diệt vì sức mạnh khốc liệt của sự tiến triển và của lịch sử, điều đó đáng kể là một tai họa cho nhân loại... giá Platon biết được chế độ đó chắc phải thích lắm."[304]

    Hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

    Một số học giả cho rằng Nho giáo có tác động tích cực lên sự phát triển của nền kinh tế. Đạo đức Nho giáo đề cao sự chăm chỉ và tiết kiệm[305]. Đây có thể là nguyên nhân khiến các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Hàn Quốc và Đài Loan có tỷ lệ tiết kiệm cao[305] nên có thể phát triển kinh tế nhanh chóng[306]. Nhìn chung chính sách kinh tế vĩ mô của các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhấn mạnh vào việc tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chú trọng giáo dục đào tạo bằng cách phân bổ nhiều ngân sách cho mục đích này, nhấn mạnh vào tiết kiệm quốc gia, tăng thặng dư ngân sách, tăng dự trữ quốc gia, chống tham nhũng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng xuất khẩu, khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập...[307]

    Phan Ngọc là người có nhiều công trình hơn cả bàn đến ưu thế của các giá trị châu Á trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trước sau ông đều đề cao giá trị Nho giáo, giá trị văn hoá dân tộc và tin tưởng vào ảnh hưởng tích cực của nó trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Phan Ngọc viết:

    "Khổng học tồn tại được 2.000 năm ở một phần ba nhân loại, dù có bị xuyên tạc, cũng là một giá trị của châu Á. Không những thế, nó không chỉ là một giá trị của châu Á mà của cả nhân loại trong giai đoạn mới này khi thế giới cần phải hiểu những giá trị của châu Á cũng như châu Á cần phải hiểu những giá trị của thế giới".[300]

    Về những giá trị châu Á cụ thể, trong "Bản sắc văn hoá Việt Nam", Phan Ngọc coi những giá trị ưu trội của văn hóa châu Á là:

    • Ham học, thông minh và tháo vát, nhạy bén với mọi thay đổi.
    • Cần cù, chịu khó, thích nghi với hoàn cảnh.
    • Gắn bó với tổ quốc, họ hàng, gia đình.
    • Thích sống một cuộc sống giản dị, không bị những đòi hỏi vật chất dày vò, lo cho con cháu còn hơn lo cho chính mình.

    Phan Ngọc coi những phẩm chất nói trên là ưu thế của Nho giáo trong thời đại ngày nay. Khái quát từ thực tế các quốc gia có văn hoá Nho giáo, viện dẫn chính Khổng Tử và quan điểm của Hồ Chí Minh, Tôn Dật Tiên... nói về ưu thế của Nho giáo, Phan Ngọc đã trình bày rất ấn tượng về những phẩm chất này. Ông viết:

    "Tâm thức là cái không cần học cũng biết. Việt kiều hầu như không biết gì tới Nho giáo, ngoài miệng đả kích Nho giáo kịch liệt, nhưng họ vẫn vươn lên từ những địa vị thấp kém nhất để trở thành những người làm chủ kinh tế, khoa học kỹ thuật chính nhờ truyền thống ham học mà Khổng Tử đề xướng. Số ngoại kiều ở các nước hết sức đông đảo, nhưng ngoài các nước theo văn hoá này, chỉ thấy có người Do Thái là sánh được với họ mà thôi... Những người theo Khổng giáo thích sống một cuộc sống giản dị, không bị những đòi hỏi vật chất giày vò, trái lại tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hài hoà với mọi người chung quanh, đặc biệt họ gắn bó với gia đình, lo cho con cháu còn hơn lo cho chính mình".[300]

    Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét:

    "Đạo Nho quy định nhất cử nhất động của cá nhân trong gia đình và xã hội để giữ tình cảm được trung hoà. Trẻ em năm, sáu tuổi đã phải vào khuôn phép nghiêm ngặt, phải nén bản tính ham chạy nhảy, la hét, mà đứng ngay ngắn nghe chuyện đạo lý của người lớn. Tám tuổi, đã phải khăn áo chỉnh tề đứng chắp tay bên bàn thờ những ngày giỗ tết... Nhiều nhà nho có được một tư cách cao, một nhân phẩm quý phần lớn là nhờ được đào luyện trong khuôn khổ lễ nghi ấy."

    Thời nay chúng ta hiểu tâm lý trẻ em một cách khác, không uốn nắn tre non mà để cho nó tự nhiên phát triển; trẻ được tự do, có khi phóng túng, tha hồ đùa giỡn, hét la. Nhiều khi những cử chỉ hỗn xược, những lời vô lễ của chúng lại được khen là tinh ranh, là ngây thơ. Trẻ muốn gì được nấy, thành những bạo chúa tí hon trong nhà. Ở trường, người ta chỉ chú trọng đến trí dục, cốt dạy thanh niên biết nhiều khoa học. Luân lý trở thành một môn học phụ và giáo sư luân lý thì bị học sinh chê là cổ hủ.

    Vậy là cả nhà và trường đều không lo đào luyện tư cách thanh niên, nên phần đông nhà trí thức bây giờ xét về nhân phẩm kém xa các nhà Nho. Họ họp thành một bọn trưởng giả hãnh tiến, không phải là hạng thượng lưu được quốc dân trọng vọng như các cụ cử, cụ nghè thời trước. Ai cũng nhận thấy nhiều ông tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư tư cách không bằng một chú thợ, một anh bếp."

    Nhà nghiên cứu Trần Phong Lâm cho rằng, các nhà doanh nghiệp Đông và Tây đều giống nhau ở chỗ chạy theo lợi nhuận, nhưng nhà doanh nghiệp có văn hoá Nho giáo thì vẫn chạy theo lợi nhưng không được (hoặc không dám) bỏ Nghĩa, bởi "Quân thị thần như thủ túc, tác thần sự quân như phúc tâm". Trần Phong Lâm khẳng định mạnh mẽ và tôn vinh rất cao các giá trị Đông Á mà trong đó giá trị văn hoá Nho giáo là trụ cột:

    Trước sự tha hoá và lộn xộn của quan niệm giá trị toàn cầu, quan niệm giá trị Đông Á cần đảm đương lấy trách nhiệm nặng nề của thời đại là vực dậy sự băng hoại của tinh thầnloài người... Nhân dân Đông Á chiếm khoảng một phần ba nhân loại đã tạo ra cho loài người những di sản vô cùng quý giá trong mọi lĩnh vực, làm cho tương lai loài người tràn đầy hy vọng. Đông Á nhất định sẽ bước vào hàng ngũ những người quyết định số phận chung của loài người... Nếu trong thời kỳ tới đây văn hoá phương Tây không tạo ra được một cuộc phục hưng văn nghệ mới thì hoàn toàn có thể sẽ xuất hiện một thế kỷ mới, trong đó văn hoá phương Đông sẽ thống lĩnh trào lưu văn hoá thế giới.[300]

    Có những ý kiến chỉ trích Khổng giáo là lỗi thời, kìm hãm xã hội. Nhưng tác giả Nguyễn Văn Ngọc nhận xét:

    "Các học giả Pháp, Mĩ và cả Nga nữa, nay đều thấy tác dụng của Khổng giáo đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Đối với người Nhật hay đối với một số nước mà họ gọi là "Hán hóa" khác thì truyền thống đã không cản trở sự phát triển, trái lại các nước ấy đã biết biến truyền thống lễ giáo thành một thứ "mùn" để ươm trồng lên đó những cây cố tươi tốt... Liệu sau này chúng ta có sửa đổi gì được cái định kiến ngốc nghếch của chúng ta về Hán học, và nói chung về nền văn minh phương Đông mà vì "Bụt chùa nhà không thiêng", chúng ta quá coi thường. Những câu chuyện thường ngày mà chúng ta hằng quan tâm đồng thời cũng là những vấn đề đạo đức muôn thuở, ôn lại những lễ giáo cổ xưa của nhân loại lại giúp ta suy ngẫm chuyện đời nay."[308]

    Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ XX, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì mặt trái của xã hội tiêu dùng càng bộc lộ rõ, nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau. Nho giáo từ hơn 2.500 năm trước đã thấy rõ được điều này. Cổ nhân từ xưa đã có câu "Ôn có tri tân" (Nhắc lại việc cũ để ngẫm về chuyện thời nay), việc ôn lại các giá trị, lời dạy của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.[309]

    Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), nhận xét[310]:

    Sự trỗi dậy của châu Á trong thời hiện đại có liên quan mật thiết với việc sự ổn định xã hội mà Nho giáo khích lệ đã tương tác với chủ nghĩa tư bản hiện đại như thế nào... Những nhà lập quốc của nhiều nước châu Á – Phác Chính Hy của Hàn Quốc, Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Lý Quang Diệu của Singapore – tất cả đều chủ ý theo Nho giáo trong khi chèo lái qua những khó khăn trên con đường tạo lập xã hội hiện đại. Đối với Trung Quốc, một trong những yêu cầu để thoát khỏi tình trạng tham nhũng và sự thiếu hiệu quả chính là khôi phục lại các giá trị nền tảng của Đạo Khổng.

    Không có gì là ủy mị hay ngây thơ trong những lời răn như: "Mọi người phải hướng đến một tiêu chuẩn cao bình đẳng, tất cả dựa trên sự tôn trọng đối với kinh nghiệm của thế hệ đi trước". Trong đạo Khổng, quá khứ không phải là thứ để chê bai là cổ hủ hay lạc hậu; quá khứ tạo nên kinh nghiệm cho con người, và hiện tại phụ thuộc vào lịch sử. Đặc biệt trong thời đại thay đổi xã hội và công nghệ sâu sắc, các Nho sĩ nhận ra thứ bảo vệ tốt nhất chống lại sự hỗn loạn chính là truyền thống, "trung" và "hiếu". Khổng giáo nói về việc bảo tồn sự cân bằng tinh tế giữa người với người và giữa các cá nhân bên trong các tổ chức chính trị và xã hội.

    Thế giới nói chung vẫn đang trong quá trình chuyển tiếp hỗn loạn, khi lối sống và cấu trúc gia đình truyền thống đang bị băng hoại trên khắp các châu lục. Trong thử thách này, sự sống sót về mặt xã hội và chính trị sẽ đến với các nền văn hóa có thể bảo tồn một nền tảng đạo đức như một lá chắn trước sự thay đổi mang tính hủy diệt. Đông Á đã viết nên những câu chuyện lịch sử thành công không thể phủ nhận trong 4 thập niên qua, cho dù có vẻ giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất đã qua rồi. Tôi dám cược rằng thời khắc của Nho giáo sẽ tiếp tục đến trong thời gian tới.

      bởi Phan Thị Ngọc Diệu 09/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF