YOMEDIA
NONE

Nêu cách đánh của nghĩa quân Lam Sơn?

nêu cáh đánh của nghia quan lam sơn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Năm 1416, tại vùng rừng núi Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hoá), Lê Lợi cùng 18 người thân tính nhất làm lễ tuyên thệ một lòng sống chết đứng lên khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Đó là Hội thề Lũng Nhai, đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau hội thề, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương. Anh hùng hào kiệt bốn phương cùng những người dân yêu nước tìm về Lam Sơn tụ nghĩa. Trong đó phải kể đến Nguyễn Trãi, thoát khỏi vòng giam lỏng của quân Minh ở Đông Quan (Hà Nội) đến dâng Lê Lợi “Bình Ngô sách” - kế sách đánh đuổi quân Minh.

    Ngày 7/2/1418 (mồng 2 tết Mậu Tuất), Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lúc mới khởi sự, nghĩa quân không quá 2.000 người, với mọi gian nan thiếu thốn, “cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông, hè chỉ có một manh, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”, có lúc bị quân Minh bao vây càn quét nghĩa quân tổn thất nặng chỉ còn hơn 100 người. Nhưng với nghị lực phi thường, có cách đánh phù hợp, đặc biệt là được nhân dân che chở ủng hộ, vừa đánh vừa xây dựng trưởng thành nên lực lượng ngày càng phát triển, căn cứ khởi nghĩa không ngừng mở rộng khắp vùng rừng núi Thanh Hoá. Quân Minh dùng biện pháp quân sự không đàn áp được cuộc khởi nghĩa, chuyển sang dùng biện pháp chính trị mua chuộc, dụ dỗ. Nghĩa quân cũng cần có thời gian tạm hoà hoãn để tăng cường lực lượng chuyển sang giai đoạn tiến công mới. Vì thế cuộc đình chiến được hai bên thoả thuận vào tháng 5/1423

    Sau hơn một năm mua chuộc, dụ dỗ không thành, quân Minh chuẩn bị tiến công quân sự. Nghĩa quân cũng đã phát triển được lực lượng, theo kế hoạch của Nguyễn Chích, tiến vào Nghệ An cùng phong trào nhân dân nổi dậy giải phóng Nghệ An rồi tiến ra giải phóng Thanh Hoá.

    Tháng 8/1425, Lê Lợi cho một bộ phận nghĩa quân vào giải phóng vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Vùng giải phóng được mở rộng từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân giải phóng tiến công đến đâu, nhân dân nhất tề nổi dậy đến đấy, khiến cho quân giặc tan rã nhanh chóng. Thanh niên trai tráng ở các vùng giải phóng nô nức tòng quân, nghĩa quân đã phát triển thành một lực lượng vũ trang hùng mạnh bao gồm hàng vạn quân, có đủ cả bộ binh, thuỷ binh, kỵ binh, tượng binh.

    Sang năm 1426, cục diện chiến trường đã thay đổi, quân khởi nghĩa đã ở vào thế chủ động. Cuộc khởi nghĩa từ đây chuyển thành chiến tranh giải phóng dân tộc. Quân Minh lâm vào thế bị động, binh lực suy yếu khó chống đỡ các đòn tiến công mạnh mẽ của nghĩa quân, phải cho người về nước xin viện binh. Nhà Minh điều động 5 vạn quân do Vương Thông chỉ huy sang tăng viện.

    Tháng 9/1426, gần 1 vạn quân Lam Sơn chia thành 3 cánh tiến ra Bắc, phối hợp cùng nhân dân nổi dậy giải phóng nhiều vùng rộng lớn: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang tạo thành thế uy hiếp Đông Quan.

    Khởi nghĩa Lam Sơn (năm 1418-1427)

    Đầu tháng 11/1425, 5 vạn viện binh của Vương Thông đến thành Đông Quan. Quân Minh tập trung ở Đông Quan đến 10 vạn tên. Ỷ thế có viện binh, quân đông, tinh thần binh tướng mới sang còn có khí thế, Tổng binh Vương Thông quyết định mở cuộc hành quân lớn nhằm giải toả Đông Quan, xoay chuyển cục diện chiến trường. Sáng ngày 5-11, đích thân Vương Thông cùng các tướng lĩnh cao cấp chỉ huy phần lớn quân số ở Đông Quan (khoảng 7, 8 vạn quân) tiến ra vùng Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Tây).

    Đây là vùng mới giải phóng, nghĩa quân Lam Sơn ở đây do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy chỉ độ 1 vạn quân nhưng được nhân dân hết lòng ủng hộ, phối hợp đánh địch. Quân Lam Sơn đã bố trí hai trận địa mai phục lớn ở Tốt Động, Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Tây) rồi cho đánh một số trận nhỏ trên đường hành quân của quân Minh để nhử chúng vào trận địa phục kích của ta.

    Rạng sáng ngày 7/11, quân Minh lọt vào trận địa mai phục Tốt Động bị quân Lam Sơn đánh thiệt hại nặng phải rút chạy. Đến Chúc Động lại sa vào trận địa đã bố trí của quân ta và bị đánh tan tác, phần lớn quân Minh bị diệt, khoảng trên 6 vạn tên trong đó có các tướng Trần Hiệp, Lý Lượng. Vương Thông bị thương cùng đám tàn quân về được thành Đông Quan. Trận Tốt Động - Chúc Động là một chiến dịch tiêu diệt chiến lớn. Chỉ trong ba ngày đêm, với một quân số ít hơn địch nhiều lần nhưng quyết tâm cao cùng với cách đánh mưu trí, sáng tạo, quân Lam Sơn đã diệt phần lớn đạo quân Minh, khiến chúng càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Vương Thông sợ quân ta tiến công tiêu diệt nên một mặt xin giảng hoà để làm kế hoãn binh, một mặt cử người về cấp báo xin viện binh.

    Bộ tham mưu nghĩa quân một mặt tranh thủ củng cố hậu phương bố trí lực lượng đón đánh viện binh địch, mặt khác đẩy mạnh tấn công quân sự với tấn công bằng địch vận bức hàng quân Minh ở các thành Nghệ An, Diễn Châu (Bắc Nghệ An), Tam Giang (Bắc Giang), Thị Cầu (Bắc Ninh).

    Trước nguy cơ đạo quân Minh ở Đại Việt bị tiêu diệt hoàn toàn, vua Minh điều 15 vạn quân sang tiếp cứu.

    Tháng 10/1427, viện binh địch chia làm hai đạo tiến vào nước ta. Đạo thứ nhất gồm 10 vạn quân do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây theo đường Lạng Sơn - Đông Quan. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy gần 5 vạn quân từ Vân Nam theo đường Lê Hoa - Lào Cai - Đông Quan.

    Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng vào Lạng Sơn. Quân ta vừa đánh vừa rút lui, nhử địch vào trận địa đã mai phục ở Chi Lăng. Ải Chi Lăng là một vị trí hiểm yếu trên đường Lạng Sơn - Đông Quan. Đó là một thung lũng dài 4 km, đoạn rộng nhất khoảng 1 km, hai đầu núi khép lại tạo thành hai cửa ải khó vượt qua, phía tây là dãy núi đá dựng đứng, phía đông là rừng núi rậm rạp trùng điệp. Giữa thung lũng là những cánh đồng lầy lội, có xen kẽ những ngọn núi nhỏ.

    Liễu Thăng là viên tướng kiêu căng, nắm trong tay 10 vạn quân, lại hành quân khá “dễ dàng” nên rất chủ quan. Khi đến gần Chi Lăng, Liễu Thăng trực tiếp chỉ huy đội kỵ binh tiên phong. Ngày 10/10, đội quân tiên phong lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ rừng núi hai bên đường đổ ra chặn đầu khoá đuôi tiêu diệt gọn đội quân tiên phong trên 1 vạn tên. Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên trong thung lũng. Tuy nhiên địch còn đông, phó tướng Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy chấn chỉnh lại đội ngũ tiếp tục tiến về phía Đông Quan. Đến Cần Trạm (Kép, Bắc Giang) quân Minh lại bị chặn đánh một trận quyết liệt, hàng vạn tên bị chết trong đó Lương Minh cũng bị đâm chết tại trận. Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy cùng Lý Khánh, Hoàng Phúc cố kéo quân về thành Xương Giang mà chúng tưởng là quân Minh còn đang chiếm giữ. Đến Phố Cát (Lạng Giang, Bắc Giang) cách Xương Giang 8km quân địch lại bị phục kích, quân Lam Sơn đánh chặn đầu và tạt ngang sườn nhiều quân tướng Minh bị diệt. Lý Khánh uất ức và tuyệt vọng phải thắt cổ tự tử.

    Số quân còn lại đến được Xương Giang, những tưởng vào được thành, phối hợp với quân ở đây chốt giữ chờ thời cơ. Nhưng thành Xương Giang đã bị quân ta từ trước đó 10 ngày và đã biến thành cứ điểm chặn đường chúng. Thôi Tụ, Hoàng Phúc đến nơi mới biết thành đã bị hạ, hy vọng cuối cùng tiêu tan. Không cách nào khác, quân Minh phải đắp luỹ ngoài phía bắc Xương Giang để trú quân, đúng theo phương án của quân ta.

    Ngày 3/11, từ bốn phía, quân Lam Sơn tổng công kích diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân này. Thôi Tụ, Hoàng Phúc đều bị bắt sống.

    Đạo quân Mộc Thạch đang bị chặn lại ở vùng biên giới Lào Cai, nghe tin đạo quân Liễu Thăng bị diệt vội tháo chạy. Quân ta truy kích diệt và bắt sống hơn 2 vạn tên. Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang (từ ngày 8/10-3/11/1427) tiêu diệt hoàn toàn đạo viện binh 15 vạn quân Minh là trận quyết chiến chiến lược dập tắt hy vọng cuối cùng của quân Minh. Vương Thông thế cùng lực kiệt đành xin “giảng hoà” giữ mạng đám tàn quân về nước.

    Sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh. Nền độc lập của nước ta được giữ vững, đất nước bước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng mới.

      bởi Lê Thị Ngọc Trúc 17/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh cực kì khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét, có những lúc bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa....Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hy sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

      bởi Huất Lộc 02/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF