Lập bảng thống kê về các công lao của Nguyễn Huệ từ 1771-1792?
lập bảng thống kê về các công lao của Nguyễn Huệ từ 1771-1792
Trả lời (1)
-
Năm 1771 Năm 1773 - 1783 Năm 1785 Năm 1786 Năm 1789 Năm 1791 Năm 1792 – Năm 1771, 18 tuổi, cùng với anh là Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa, xây dựng căn cứđầu tiên ở Tây Sơn thượng đạo. – Từ năm 1773 đến năm 1783, với chức vụ Tây Sơn hiệu Tiền phong tướng quân rồi Phụ chính, rồi Long Nhượng tướng quân trong bộ chỉ huy nghĩa quân, đã lập nhiều chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là trận Phú Yên năm 1775 – 22 tuổi, các trận tiến công vào Gia Định năm 1777 – 24 tuổi, năm 1782 – 29 tuổi, năm 1783 – 30 tuổi. – Năm 1785, 32 tuổi, lãnh đạo cuộc phản công chiến lược quét sạch 5 vạn quân xâm lượcXiêm ra khỏi Gia Định, lập nên chiến công Rạch Gầm – Xoài Mút nổi tiếng, trong một ngày tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm cùng hàng ngàn quân Nguyễn Ánh. – Năm 1786, 33 tuổi, chỉ huy cuộc tiến công ra Đàng Ngoài, phế bỏ chế độ vua Lê chúa Trịnh, chấm dứt tình trạng chia cắt kéo dài trên hai thế kỷ, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. Năm 1789, 36 tuổi, với cương vị Hoàng đế Quang Trung, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Thanh, đại phá 29 vạn quân xâm lược Thanh cùng vài vạn quân Lê Chiêu Thống, lập nên chiến công Ngọc Hồi – Đống Đa vang dội. Riêng trong trận quyết chiến chiến lược này, dưới sự chỉ huy của Quang Trung, quân Tây Sơn đã tiêu diệt khoảng 5 vạn quân Thanh trong buổi sáng ngày 5 tết Kỷ Dậu (ngày 30-l-1789). “Trẫm trỏ cờ lệnh, chỉ trong một trận, quét sạch lũ các ngươi như kiến cỏ. Thua một trận, lũ các ngươi bị chết và bị thương hàng vạn”. Đó là lời tuyên bố của Quang Trung trong một tờ chiếu gửi bọn tù binh quân Thanh ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Quang Trung chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào Gia Định nhằm tiêu diệt thế lực Nguyễn Ánh được tư bản Pháp ủng hộ mà ông coi là “cái thây ma Gia Định” và tuyên bố “đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục”, thu hồi lại các vùng đất phía nam “trong nháy mắt” (Hịch gửi quan lại và quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn). Ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (27-8- 1792), Quang Trung đã truyền hịch kêu gọi nhân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn tham gia, hưởng ứng cuộc tiến công qui mô lớn này, nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì ngày 29-7 năm đó (giờ tý tức nửa đêm ngày 15 sang ngày 16 tháng 9 năm 1792) Quang Trung từ trần đột ngột. Thời gian canh tân dựng nước quá ngắn ngủi (1789- 1792) nên sự nghiệp của người anh hùng đành dang dở, để lại một tổn thất lớn lao cho lịch sử Tây Sơn và cho cả dân tộc. bởi Hương Thu 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời