YOMEDIA
NONE

Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thời Nguyễn. So sánh bộ máy chính quyền thời Nguyễn với Lê sơ (về bản chất).

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

    1. a) Quá trình hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thời Nguyễn:

    –              Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đó lại đổi thành Đại Nam.

    –              Chính quyền trung ương: được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ với sự gia tăng quyền lực của vua.

    +  Gia Long quyết định xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới Vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

    + Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ mấy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

    + Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.

    – Chính quyền địa phương:

     

    + Vua Gia Long chia đất nước thành ba vùng: Bắc thành (gồm các trán ở Bắc Bộ ngày nay), Gia Định thành (các trán thuộc Nam Bộ ngày nay) và các Trực dinh do triều đình trực tiếp cai quản (Trung Bộ ngày nay).

    + Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tông trân, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tông đóc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tông và xã, thôn.

    –              Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.

    b) So sánh bộ máy chính quyền thời Nguyễn với Lê sơ (về bản chất):

    Nhìn chung, bộ máy chính quyền thời Nguyễn giống như thời Lê sơ. về bản chất, hai bộ máy chính quyền này đều mang tính chuyên chế trung ương tập quyền. Nhưng ở thời nhà Nguyễn tính chuyên chế được đẩy lên đến đỉnh cao với việc đặt lệ “Tứ bát”: không đặt chức Tể tướng, không lập Hoàng hậu, không lấy đỗ Trạng nguyên và không phong tước Vương cho người ngoài họ.

     

      bởi Mai Thuy 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF