Trình bày nội dung và đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
a. Trình bày nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến. Tại sao người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa?
b. Vào các thế kỉ XV-XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế? Nêu vai trò của sự kiện đó. Sự kiện đó có tác động như thế nào đối với sự phát triển của nước ta?
Trả lời (1)
-
a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....
- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...
- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.
Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.
b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.
- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.
- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.
- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.
bởi Thảo Phương 19/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
so sánh chữ viết văn học ấn độ cổ trung đại và trung hoa cổ trung đại
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời