YOMEDIA
NONE

Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu? Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu là gì?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a) Vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu, vì:

    Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản:

    –               Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển của kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cần phải có một quá trình chuẩn bị, gọi là tích lũy ban đầu.

    –             Quá trình tích lũy ban đầu được thực hiện bằng nhiều biện pháp.

    + Vốn: Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân ra sức cướp bóc của cái, tài nguyên, vàng bạc của các nước thuộc địa chầu Mĩ, chầu Phi và chầu Á đem về Tây Âu. Quý tộc và tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông, cướp biển, đặc biệt là Việc buôn bán nô lộ đã đem lại nhiều lợi nhuận.

    + Nhân công: Đối với nông dân, bọn quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng bạo lực để cướp ruộng đất của nông dân và biến họ thành những người làm thuê. Thợ thủ công bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, bị tước đoạt tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê.

    –           Như vậy, quá trình tích lũy ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Công cuộc  tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được tiến hành bằng một lối phá hoại tàn nhẫn, được ghi chép trong sử sách của nhân loại bằng “những chữ máu và lửa không bao giờ phai”.

    b) Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:

    –               Từ thế kỉ XVI, sự giải thể của quan hệ sản xuất phong kiến, cùng với những tiến bộ khoa học i kỉ thuật, đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.

    –              Nhờ có quá trình tích lũy ban đầu, ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

    + Nhiều công trưởng thủ công đã xuất hiện thay thế cho các phường hội.

    Công trưởng thủ công có ba đặc điểm:

    • Quy mô sản xuất lớn hơn xưởng thủ công.
    • Chuyên môn hóa lào động.
    • Hình thành quan hệ giữa chủ và thợ thay cho quan hệ thợ cá i thợ bạn i thợ học nghề.

    + Trong nông nghiệp, sản xuất với quy mô lớn theo hình thức đồn điền hay trẤng trại, người lào động trở thành công nhân nông nghiệp. Quan hệ lãnh chúa i nông nô trước kia được thay thế bằng quan hệ chủ trại áp i công nhân nông nghiệp.

    + Trong ngành thương nghiệp, các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ty thương mại, có vai trò kinh tế to lớn trên một địa bàn rộng như công ty Đông Ấn, công ty Tây Ấn của Tây Bán Nha (hoạt động trên cơ sở hùn vốn, vừa buôn bán, vừa cướp bóc). Thương mại quốc tế phát triển rộng rãi. Hội chợ quốc tế là nơi giao lưu của các thương khách từ nhiều nước khác nhầu. Các tuyến buôn bán đưởng dài được hình thành.

    + Trong các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thì công trưởng thủ công là đặc trưng tiêu biểu cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, là hình thức sản xuất có quy mô tương đó1 lớn, thích hợp với nền kinh tế hàng hóa.

    – Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu có sự thay đổi, các giai cấp mới được hình thành.

    + Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới chuyển sang kinh doanh, dần trở thành ông chủ của các công trường thủ công, các tàu buôn lớn, các ngân hàng và các trang trại. Họ làm thành giai cấp tư sản, bóc lột những người làm thuê,  nhiều của cải; mặc dù chưa có địa vị chính trị trong xã hội phong kiến nhưng họ đại diện cho nền sản xuất mới tiến bộ.

      bởi Lê Tấn Vũ 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON