Nhận xét về chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến?
Giúp mình câu này với: nhận xét về chính sách đối ngoại của trung quốc thời phong kiến
Trả lời (2)
-
Nhà Tần: gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam
Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam
Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
=> chính sách bành trướng ,dùng chiến tramh để mở rộng lãnh thổ
bởi LÊ PHƯỚC Thọ 23/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đại hội ĐCS/TQ (CCP) đã vạch ra cơ sở căn bản về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. TBT mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào trong bài Báo cáo chính trị trước Đại Hội đã bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác, nhưng nhấn mạnh rằng sẽ không nhân nhượng một tấc đất nào liên quan đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của TQ trước sức ép bên ngoài. Ông Hồ Cẩm Đào cũng đã cho thấy dấu hiệu chính sách đối ngoại trong vòng năm năm tới của Bắc Kinh khi mà ảnh hưởng của TQ trên các vấn đề quốc tế không chỉ đưa lại trách nhiệm lớn hơn mà còn tạo ra những cọ xát với các nước láng giềng, với một số nền kinh tế phát triển do họ không hài lòng với sự trỗi dậy và cạnh tranh của TQ.
Không giống ẤĐ, một nước giành lại độc lập thông qua phong trào dân sự bất bạo động, nước Cộng hoà Nhân dân TQ ra đời thông qua cuộc cách mạng vũ trang. Trong hai thập kỷ đầu, các tướng lĩnh nắm giữ các chức vụ dân sự. Trong những năm 80s, Đặng Tiểu Bình cố gắng biến quân đội giải phóng nhân dân (PLA) thành một quân đội chuyên nghiệp. Nhưng giai đoạn sau Đặng, cố gắng này dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại bị đảo ngược trở lại. Cả hai đều không trải qua thời kỳ trong quân ngũ và cần sự ủng hộ về chính trị của quân đội (PLA). Sự ủng hộ này đã phải trả giá. Trong giai đoạn lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào, PLA đã có được quyền lực lớn nhất trong lịch sử hiện đại của TQ. Sự quyết đoán và phiêu lưu trong các quyết định của TQ đã xuất hiện từ năm 2008 và đặc biệt là từ 2010. Hiện nay, Quân giải phóng nhân dân (PLA) không có một đại diện nào trong Thường trực Bộ Chính trị (PBSC), nhưng không phải là quân đội không có quyền lực thực sự. Quyền lực của quân đội xuất phát từ tỷ lệ người đại diện chiếm 20% trong Quân Uỷ Trung ương (CMC), một tỷ lệ quá cao và không cân đối. Trách nhiệm của Quân đội TQ là đảm bảo các nguồn tài nguyên ở bên ngoài TQ như dầu, khí và các nguồn tài nguyên khác.
Mặc dù Đảng Cộng sản có tiếng nói lớn nhất nhưng Quân đội giải phóng PLA, với tư cách là một công cụ của ĐCS/TQ vẫn tham gia vào chính sách đối ngoại bởi quân đội không chỉ chịu trách nhiệm về an ninh vật chất của quốc gia mà còn bảo vệ những nguồn tài nguyên ở nước ngoài và giành lại những lãnh thổ mà TQ tranh chấp. Bởi vậy, ĐCS/TQ phải thoả hiệp với PLA. Trong vòng ba năm qua, một điều rõ ràng là Quân đội TQ đã có tiếng nói lớn không chỉ đe dọa mà còn thực hiện những biện pháp trừng phạt nhỏ đối với PLP, Việt Nam và NB trên các vấn đề lãnh thổ. Điều này không thể sớm biến mất.
Ông Hồ Cẩm Đào đã làm rõ trong báo cáo Chính trị rằng TQ sẽ không từ bỏ một nỗ lực nào để làm cho quân đội TQ có đủ năng lực tham chiến với kẻ thù không chỉ bên ngoài hải phận của TQ mà còn tấn công vào tận sào huyệt của kẻ thù thông qua các cuộc chiến tranh không hạn chế. Sẽ tiến hành cơ động hoá quân đội và có những tiến bộ lớn trong việc áp dụng công nghệ thông tin quân sự vào năm 2020. Những mục tiêu này gồm giành thắng lợi trong “những cuộc chiến tranh cục bộ trong thời đại thông tin”, đồng thời an ninh vũ trụ và an ninh không gian ảo là những nhiệm vụ chiến lược phải thực hiện.
Ưu tiên tối cao vào thời điểm này là giành thắng lợi các cuộc chiến tranh cục bộ, có nghĩa là phải lấy lại những lãnh thổ còn tranh chấp vốn TQ coi đó là lãnh thổ của họ. Hiện nay, cuộc tranh chấp lớn nhất là với NB về chủ quyền của đảo Điều ngư vốn có những tác động kinh tế và chiến lược toàn cầu. Cuộc xung đột khác nữa là về quần đảo Trường Sa ở Biển Đông vốn không phải là vấn đề khu vực như TQ thường rêu rao. Sau sự kiện Thiên An Môn 1989 do bị cô lập về mặt quốc tế, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện chiến lược “giấu mình chờ thời”. Trong thập kỷ qua, một bộ phận trong số chuyên gia chiến lược của TQ đã cố gắng đưa ra chủ thuyết rằng TQ đã trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự, vì vậy không còn lý do để che dấu sức mạnh của mình.
Một trong những chủ thuyết này là các nước phía đông của kênh đào Suez kể cả một phần của châu Phi cho tới khu vực CÁ - TBD nên đặt dưới sự bảo hộ của TQ. Một dải các nước này gồm có cả Nam Á và ẤĐ. Điều này đã được nêu ra năm 2004. Một sự lấn lướt khác là việc vừa qua, TQ coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của nước này. Điều này có nghĩa là TQ sẽ kiểm soát Biển Đông vốn là một đường hàng hải quốc tế lớn.
Cả hai chủ thuyết đó cần có sự ủng hộ của Mỹ, điều đến nay vẫn chưa xuất hiện. Nhiều ý tưởng hình thành ở TQ do sự tuyên truyền xảo trá của chính quyền nói rằng hiện nay đồng thuận Washington (Washington Consensus) phải nhường chỗ cho đồng thuận Bắc Kinh (Beijing Consensus) và Mỹ là một cường quốc đang đi xuống còn TQ là cường quốc đang trỗi dậy. Những khái niệm như vậy thời gian qua đã được củng cố khi TQ vượt NB về kinh tế từ năm ngoái, và các dự đoán của các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF rằng TQ sẽ vượt Mỹ về kinh tế trong vòng 5 năm nữa.
Những dự đoán như vậy thật kỳ lạ và sai lạc vì chúng không tính đến dân số vốn quyết định sức mạnh theo đầu người, tình hình xã hội bên trong kể cả sự chênh lệch giàu nghèo, sự huỷ hoại môi trường, những dự án tai hoạ vốn rất ầm ĩ như “Đập Tam Hiệp”, sự phụ thuộc bên ngoài về nguyên nhiên liệu. Sự phụ thuộc bên ngoài là rất lớn và hiển nhiên trở thành “gót chân Asin” trong chính sách đối ngoại của TQ. Bắc Kinh đã lặng lẽ thực hiện chính sách của mình ở khu vực CÁ - TBD trong khi Mỹ đang bận dính líu tại Iraq và Afghanistan. Nhưng với việc Mỹ kết thúc chiến tranh Iraq và sự can thiệp ở Afghanistan dần kết thúc, Washington đã chuyển sự quan tâm của mình sang CÁ - TBD. Đó là chính sách của TTh Obama về “tái cân bằng ở châu Á” hay còn gọi là “Xoay trục”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã chịu tổn thất nặng nề về người và tài chính nên đã quay lưng và nhường lại khu vực này cho TQ. Như ông Obama đã nói, Mỹ có lợi ích về an ninh, ổn định và kinh tế của khu vực và cũng như tạo việc làm cho người Mỹ. Washington đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không làm cho các nước đồng minh của Mỹ như NB và HQ thất vọng, và sẽ thúc giục Australia tích cực hơn trên các vấn đề an ninh của khu vực liên quan đến TQ, khởi động lại hiệp định quân sự với PLP và đang xây dựng mối liên minh mới với kẻ thù cũ là Việt Nam.
TQ theo dõi những động thái của Mỹ một cách chặt chẽ kể cả chuyến thăm của TTh Obama sang Thái Lan (18/11), Myanma (19/11) và CPC dự Hội nghị ASEAN. TQ coi những nước này là thuộc vào những nước phục tùng của TQ nhưng đã cẩn thận không có phản ứng nào bất lợi. Mỹ cũng rất khôn khéo trong từng bước đi, tránh để rơi vào thế dẫn đến khiêu khích TQ. Tình hình nguyên trạng và việc TQ từ bỏ thái độ đe doạ trong khu vực tránh một cuộc chiến tranh khu vực là sự mong muốn của Mỹ hiện nay. Nhưng không may, TQ đang chuẩn bị cho những cuộc chiến hạn chế tại khu vực. Vẫn chưa rõ rằng đây có phải là một thuyết của TQ là dùng mối de dọa là để các nước đối địch khuất phục và giành chiến thắng mà không cần tiến hành chiến tranh. Khu vực chiến trường vẫn chưa rõ ràng nhưng các căng thẳng thì đang hiện rõ hơn.
Để trở thành một cường quốc, một quốc gia cần có những đồng minh mạnh và trung thành. Mỹ có rất nhiều nước như vậy trong các cường quốc NATO, nhiều nước thuộc thế giới Ả-rập và trong khu vực CÁ - TBD như NB và nhiều nước khác. Ngược lại, đồng minh của TQ chỉ có Bắc Triều Tiên, Pakistan, Zimbabwe và Iran. Sự so sánh này thật không lí thú chút nào.
Ban lãnh đạo mới của TQ đang đứng ở bên bờ vực thẳm mà từ đó họ hoặc là bay lên cao hoặc lao xuống vực. Không thể có lựa chọn thứ ba. Sự phát triển trong một quốc gia gắn chặt với chính sách đối ngoại trong một thế giới toàn cầu hiện nay. Vứt bỏ tư tưởng của Đặng Tiểu Bình vào thời điểm này và buộc các nước láng giềng phải khuất phục là một con đường khó khăn. Châu Á, đặc biệt là toàn bộ khu vực CÁ - TBD, các đường hàng hải, hàng không và vũ trụ không thể bị một nước toàn quyền kiểm soát. Các nước ở bên ngoài khu vực cũng có lợi ích ngang bằng trong việc giữ các đường giao thông này mở. Vừa qua, trước chuyến đi của TTh Obama, cố vấn an ninh quốc gia Tom Donillon đã nêu ra rõ ràng hơn sự “tái cân bằng” hay “xoay trục” của Mỹ ở châu Á.
Khi ông Dillon đảm bảo với TQ rằng Mỹ không đứng về bên nào đối với tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông, ông đã làm rõ rằng “ASEAN” là cốt lõi của chính sách châu Á của Mỹ, rằng Mỹ ủng hộ sự mở cửa kinh tế, giải quyết hoà bình các cuộc xung đột, tự do chính trị và quản lý dân chủ. Tăng cường Liên minh an ninh với NB, HQ, Australia, PLP đã được nhắc lại và các mối liên minh tại châu Á cũng sẽ được củng cố hơn nữa. Và cuối cùng, Washington cũng khẳng định sự ủng hộ đối với việc thiết lập Đối tác xuyên Thái Bình Dương vốn lúc đầu chỉ có 7 thành viên nay đã thêm VN, Malaysia, Mexico, và Canada. NB đã bày tỏ quan tâm tham gia. TQ tỏ ra rất nghi ngờ. TQ được coi vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh. Mặc dầu vậy, TQ đã được thuyết phục để có trách nhiệm toàn cầu phù hợp với ảnh hưởng và tác động của nó. Đây là điều mà ban lãnh đạo mới của TQ đã nhận thức được và chấp nhận. Rất nhiều khả năng TTh Obama sẽ theo đuổi mạnh mẽ “chiến lược tái cân bằng châu Á” của ông. Đặc biệt là ông Obama không còn phải lo tái ứng cử nữa và chính sách châu Á của ông ta sẽ làm ổn định khu vực và tạo việc làm cho người Mỹ.
Ban lãnh đạo mới của TQ đã được bầu chọn xong trong một môi trường toàn cầu mới. Trách nhiệm của họ sẽ phải là đảm bảo rằng châu Á, đặc biệt là khu vực phía Đông TQ không bị bùng nổ và ẤĐ dương không bị quân sự hoá. Phần còn lại sẽ để cho mỗi thành viên trách nhiệm trong khu vực tự quyết định thái độ và lập trường của mình. Châu Á đang hướng tới một tương lai đầy thú vị.
bởi H Yziang 04/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
so sánh chữ viết văn học ấn độ cổ trung đại và trung hoa cổ trung đại
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời