Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Rút ra những nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
Trả lời (1)
-
a) Những đóng góp của Hai Bở Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc:
– Hai Bà Trưng:
+ Lãnh đạo nhân dân đánh bại nhà Đông Hán, lần đầu tiên giởnh được nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
+ Sau đó tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến chông quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc tự chủ…
– Lý Bí:
+ Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Lương giành được thắng lợi, khôi phục lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc.
+ Thành lập Nhà nước Vạn Xuân.
– Triệu Quang Phục:
+ Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.
+ Tiếp tục đưa nước ta trở lại thanh bình trong một thời gian.
– Khúc Thừa Dụ:
+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường, giởnh quyền tự chủ.
+ Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đánh dáu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đáu tranh giởnh độc lập dân tộc của nhân dân ta, chám dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đật cơ sở cho nền độc lập lâu dởi của dân tộc ta.
– Ngô Quyền:
+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng, vừa thủ tiêu được nội ứng lợi hại của Nam Hán.
+ Lãnh đạo và chỉ huy trận đánh trên sống Bạch Đằng, đã đập tan mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán.
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới – thời đại độc lập tự chủ lâu đời của dân tộc.
=> Đóng góp chung: khẳng định được sức sống của dân tộc Việt Nam, không cam chịu bị đô hộ và sẵn sàng đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
b) Nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X:
– Thời gian: các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta nổ ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta ngay từ khi phong kiến phương Bắc vào xâm lược nước ta.
– Quy mô: rộng khắp các địa phương, quận huyện.
– Lực lượng tham gia: các cuộc khởi nghĩa đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng, tạo nên sức mạnh để chông lại phong kiến phương Bắc xâm lược.
– Mục đích: các cuộc đấu tranh có quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích là giành lại độc lập dân tộc.
_ Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều giành được những thắng lợi nhất định, nhiều cuộc khởi nghĩa đã lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
– Các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta, góp phần cổ vũ tinh thần đáu tranh chông ngoại xâm của nhân dân ta trong các thế kỉ sau đó.
bởi Nguyễn Minh Hải 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời