Nêu biểu hiện của sự hưng khởi các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Sự hưng khởi của các đô thị có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời (1)
-
a) Biểu hiện của sự hưng khởi các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII
– Đàng Ngoài cổ hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và Phố Hiến, đúng như dân gian xác nhận: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.
+ Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không ch1 là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa mở còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng. Kinh kì có 36 ph() phường và 8 chợ, là nơi có nhiều mặt hàng từ khắp nơi đưa về. Một thương nhân nước ngoài đã mô tả: “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần…”. Một thương nhân khác nói thếm: “Tát cả những vật phẩm khác nhau bán trong phố này đều được dành riêng cho từng phường…”.
+ Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) là nơi chính quyền Lê – Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.
– Đàng Trong cũng xuất hiện nhiều đô thị sầm uát như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phô” Hồ Chí Minh)… nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).
+ Hội An là trung tâm trao đổi, buôn bán của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đồng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây. Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.
+ Thanh Hà cũng là một đô thị mới hình thành ở trên bờ sông Hương, gần Phú Xuân (Huế) do các thương nhân Trung Hoa thành lập với sự đồng ỷ của chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người đương thời đã gọi là “Đại Minh khách phố”.
b) Ý nghĩa của sự phát triển các đô thị (thế kỉ XVI – XVIII):
– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; giúp đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, đánh dấu thời kì Đại Việt đi theo luồng giao lưu buôn bán quốc tế.
– Mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của người dân Việt, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới.
bởi bala bala 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
so sánh chữ viết văn học ấn độ cổ trung đại và trung hoa cổ trung đại
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời