YOMEDIA
NONE

Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, có nhận định cho rằng: “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tôi là xã hội phong kiến lúc bây giờ”. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào?

b) Mô tả bộ mặt của thành thị trung đại.

c) Vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a) Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của thành thị Tây Âu thời trung đại

    –              Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

    + Nông nghiệp: công cụ sản xuất được cái tiến, kỉ thuật canh tác có nhiều tiến bộ, khai hoang được đẩy mạnh, diện tích tăng, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều.

    + Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp: quá trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ. Nhiều người bỏ ruộng đất để làm nghề thủ công, sinh sống bằng sản phẩm trao đói với nông dân.

    –              Nhờ sự phát triển của sản xuất đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa. Các sản phẩm của thợ thủ công không chỉ phục vụ cho các lãnh địa phong kiến mà còn để trao đổi với nông dân quanh vùng.

    –              Một số thợ thủ công tìm cách thoátkhỏi lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốn, tìm đến những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi mua bán rồi định cư lập nghiệp ở đó. Họ thường tập trung ở những ngã ba, ngã tư đường, bên sông, bến cảng,  các lâu đài, tu VIện hoặc các thấp cổ,… Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày một nhiều. Lúc đầu, nơi đó chỉ ở một thị trấn nhỏ, sau phát triển lên thành thành thị.

    b) Mô tả bộ mặt của thành thị trung đại:

    –              Gồm một bức tường thành được xây dựng bao quanh thành, ngăn cách vùng đất của thành thị với vùng đất của lãnh chúa, thường đóng cổng về ban đêm.

    –              Thành thị có bến cảng và chợ phiên lớn. Các thợ thủ công tập trung theo nghề nghiệp trong các phường hội. Các thương nhân tập hợp tạo thành các thương hội.

    –              Các phô” là những đưởng trục có cửa hiệu, phổ biến đó là các nhà bằng gỗ, mặt tiền hẹp (vì sợ đóng thuế) có tầng gác, cửa hiệu trông ra ngoài phố, vừa là xưởng thủ công sản xuất hàng hóa, và cũng vừa là nơi bày bán hàng hóa.

    –              Các thành thị thưởng có các nhà thờ xứ của thị dân, trong đó các thấp cÁnh được gắn đồng hồ lớn.

    –              Đường phố thường hẹp, không lát đá, không điện   thắp sáng    (từ  thế  kỉ XIV  mới có chèn chùm thắp sáng bằng dầu).

    Bức tranh về bộ mặt thành thị trung đại tuy còn nhiều    hạn chế                nhưng   đã           thể hiện được sự sầm uất và sự tập trung sản xuất.

    c) Vai trò của thành thị trung đại Tây Âu:

    –           Kinh tế:

    + Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp.

    + Từ khi xuất hiện thành thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất các nông phẩm để trao đói lấy hàng hóa thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lào động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị. Do vậy, ở hai ngành này có điều kỉện cái tiến để phát triển.

    + Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá và nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kỉện cho nền kinh tế hàng hóa gian đơn phát triển, thống nhất thị trưởng quốc gia dân tộc.

    –              Xã hội:

    Người lào động trong xã hội phong kiến trước kỉa chỉ có nông nô, là người bị phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, thì nay bắt đầu có người lào động tự do đó là thị dân. Đây là điều kỉện để nông nô học hỏi, noi theo gương của thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa hay chuộc thân.

    –              Chính trị:

    + Thành thị đấu tranh giành quyền tự  trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quan lí thành thị.

    + Tiếp đó, thị dân giúp đà nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. Thị dân dần được tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị ba đẳng cấp.

    –              Văn hóa -giáo dục:

    Tính chất tự do, dân chủ trong các thành thị là cơ sở cho sự phát triển tư tưởng và tri thức khoa học, hình thành hàng loạt các trưởng đại học (Đại học Bô-lô-nha ở I-ta-li-a, Đại học Xoócibon ở Pháp, Đại học O-x phớt, Cam-bơ-rít ở Anh,…). Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hóa, tinh thần như sáng tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc… theo tinh thần mới, làm cho hoạt động sinh hoạt văn hóa ở thành thị sối nổi hẳn lên.

    Vì vậy, nói về vai trò của thành thị trung đại có nhận định rằng: “Thành thị trung đại như những bống hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”. Thành thị trung đại đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử trung đại thế giới, mà đưởng cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của thành thị trung đại ở Tây Âu là tiền đề cho sự phồn VInh của các thành phô” hiện nay.

      bởi Dương Minh Tuấn 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON