YOMEDIA
NONE

Bằng các sự kiện lịch sử, em hãy chứng minh lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn dân, toàn quân ta qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thời Lý -Trần từ thế kỉ XI – XIII.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Lòng yêu nước, quyết tâm bảọ vệ Tổ quốc của toởn dân, toởn quân ta qua các cuộc kháng chiến chông quân xâm lược thời Lý – Trần từ thế kỉ XI – XIII, được thể hiện qua những sự kiện lịch sử:

    Gần 100 năm yên bình trôi qua, Đại Việt thời Lý đang vươn lên trong xây dựng đất nước. Cùng lúc đó, nhà Tông suy yếu lại gặp nhiều khó khăn ở trong nước cũng như ở vùng biên giới phía Bắc. Theo đề nghị của Tổ tướng Vương An Thạch, vua Tông hạ lệnh chuẩn bị gáp rút cuộc xâm lược Đại Việt với mục tiêu: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiềng nể”.

    Được tin đó, vua Lý mời các đại thần vào cung hội bàn. Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Được sự tán đồng của mọi người và sự ủng hộ của quân sĩ, Thái úy Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến, đã thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, kết hợp với lực lượng dân binh của các dân tộc miền núi, đem quân đánh lên phía Bắc. Năm 1075, quân ta đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc), rồi tập trung bao vây thành Ưng Châu (Nam Ninh – Quảng Tây), đánh tan hoàn toởn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tông và rút về. Năm 1077, 30 vạn quân Tông tràn sang nước ta. Bằng trận chiến trên bờ Bắc sống Như Nguyệt (sống cầu – Bắc Ninh), quân ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, đã đánh tan quân xâm lược. Bài thơ Nam quốc Sơn hà mãi mãi vang vọng núi sông.

    Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bởnh trướng, làm chủ toởn bộ phương Nam, quân Mông I Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285 và 1288). Dưới sự ch1 huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đâu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quôc thân yêu.

    Cùng với hai hội nghị lịch sử – Bình Than và Diên Hồng, vang lên lời hịch của Quốc công tyết chế Trần Hưng Đạo: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt; nước mắt đầm đìa; ch1 giận chưa thể lột da, ăn gan, uôlng máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội có, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (Theo Thơ văn Lý – Trần). Bài hịch đã thổi bùng lên ngọn lửa tiêu diệt quân thù, nung náu tâm can tướng sĩ, tát cả quân sĩ đều một lòng quyết tâm đánh giặc, đã tự thích vào cánh tay hai chữ “sát Thát”.

    Kinh thành Thăng Long ba lần bị vổ-ngựa Mông – Nguyên giày xéo, bộ tông chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bát khuát, quật cường của dân tộc.

      bởi thanh duy 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF