YOMEDIA
NONE

Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

    - Khái niệm:

    + Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

    + Văn bản áp dụng pháp luật: là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

    - Thẩm quyền ban hành:

    + Văn bản quy phạm pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    + Văn bản áp dụng pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành.

    - Đặc điểm:

    + Văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

    + Văn bản áp dụng pháp luật: Chứa quy tắc xử sự riêng; Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì; Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

    - Phạm vi áp dụng:

    + Văn bản quy phạm pháp luật: Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

    + Văn bản áp dụng pháp luật: áp dụng cho đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

    Cơ sở ban hành:

    + Văn bản quy phạm pháp luật: Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

    + Văn bản áp dụng pháp luật: Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

    - Thời gian có hiệu lực:

    + Văn bản quy phạm pháp luật: Lâu dài, áp dụng nhiều lần.

    + Văn bản áp dụng pháp luật: Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc

      bởi Lê Gia Bảo 09/09/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

  • Ông H và con trai (16 tuổi) chạy xe ngược dương giao thông thổi phạt. Ông H cho rằng hai cha con ông không sai vì không thấy biển báo. Cảnh sát giao thông thổi phạt hai cha con ông H là đúng hay sai? Cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để thổi phạt hai cha con ông H? Việc thổi phạt của Cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? giải hộ tớ ạ!!

    05/03/2023 |   0 Trả lời

  • Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.

    05/04/2023 |   0 Trả lời

  • So sánh đặc điểm của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam

    13/04/2023 |   0 Trả lời

  • Tại sao nói cơ chế thị trường đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.

    29/10/2023 |   0 Trả lời

  • 1. Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế hiện nay đó là: 

    Acơ chế tự cung tự cấp

    B. cơ chế kế hoạch hóa tập trung

    C. cơ chế chỉ huy của chính phủ

    D. cơ chế thị trường

    2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là

    A. cơ chế quan liêu 

    B. cơ chế phân phối

    C. cơ chế thị trường

    D. cơ chế bao cấp

    30/10/2023 |   0 Trả lời

  • Nêu ví dụ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

    05/11/2023 |   0 Trả lời

  • Câu 1: Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

    A. Phổ thông, đầu phiếu.

    B. Đảm bảo tính pháp quyền.

    C. Bình đẳng và tập trung.

    D. Tự do, tự nguyện.

    Câu 2: Cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện quyền tư pháp?

    A. Tòa án nhân dân.

    B. Thủ tướng chính phủ.

    C. Quốc hội.

    D. Ủy ban nhân dân.

    Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội?

    A. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    D. Công đoàn Việt Nam.

    Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị và giữ vai trò nào?

    A. Lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.

    B. Quản lý nhà nước và xã hội.

    C. Thực hiện chức năng tư pháp.

    D. Thực hiện chức năng hành pháp.

    Câu 5: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

    A. Quản lý xã hội bằng vận động tuyên truyền.

    B. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

    C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

    D. Thống nhất và kiểm soát quyền lực.

    Câu 6: Theo quy định pháp luật, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

    14/03/2024 |   1 Trả lời

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON