YOMEDIA
NONE

Giải thích về lịch sử phát triển nhà nước CHXHCN Việt Nam?

Giải thích về lịch sử phát triển nhà nước CHXHCN Việt Nam?

# Giúp mik vs!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Buổi đầu lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và giành được độc lập cho dân tộc Việt. Sau đó, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ cùng với công cuộc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Tới giữa thế kỷ 19, đất nước bị thực dân Pháp đô hộ và sát nhập cùng Lào và Campuchia tạo thành Liên bang Đông Dương – thuộc địa của Pháp.

    Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 nửa: miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo chủ nghĩa cộng sản, trong khi ở miền Nam, Hoa Kỳ đổ tiền bạc để lập nên Việt Nam Cộng hòa theo chủ nghĩa chống cộng[17] Sự can thiệp của Hoa Kỳ dẫn đến Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến kết thúc vào năm 1975 khi Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi và thống nhất đất nước. Tuy vậy, sau đó, Việt Nam phải trải qua tình trạng nghèo đói và bị tàn phá bởi chiến tranh, cùng với việc Hoa Kỳ cấm vận giao thương với Việt Nam.[18] Vào năm 1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế (gọi là Đổi mới), mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế.[8]

    Thời tiền sử và cổ đại

    Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người đứng thẳng (Homo erectus) vào thời kỳ đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam cách đây khoảng 500.000 năm; các công cụ thô sơ bằng đá và các dấu răng của con người thời tiền sử được phát hiện tại các tỉnh phía Bắc gồm Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Quảng Bình.[19] Tại các vùng phía Bắc, con người sinh sống trong các hang động đá vôi và sống bằng các hoạt động săn thú, hái lượm. Trong khi đó, tại các vùng duyên hải miền Trung như Nghệ An, con người chủ yếu sống bằng hoạt động đánh cá.[19]

    Đến thời đại đồ đá mới cách đây khoảng 5000–6000 năm, người Việt cổ bắt đầu biết canh tác lúa nước; hàng loạt dấu vết của việc trồng lúa đã được phát hiện trên khắp lãnh thổ, từ cao nguyên cho tới đồng bằng.[19] Ngoài ra, con người đã bắt đầu biết chế tác công cụ tinh tế hơn và làm đồ gốm với kỹ thuật tinh xảo đạt đến đỉnh cao.[19] Đến khoảng năm 1000 trước Công nguyên, khu vực lúa nước phát triển ở sông Hồng và sông Cả phát triển mạnh mẽ thành nền văn hóa Đông Sơn, nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ, nổi tiếng với những trống đồng Đông Sơn tinh tế.[20] Sau đó, những nhà nước đầu tiên của người Việt, Văn Lang và Âu Lạc, lần lượt xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên.[21]

    Thời phong kiến

    Hoàng thành Thăng Long là nơi đóng đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam
    Bản đồ thể hiện công cuộc Nam tiến mở rộng bờ cõi nước Việt từ Bắc xuống Nam trong vòng từ năm 1069-1757

    Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn một ngàn năm.[22] Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của những vị tướng lĩnh như Bà Triệu, Mai Thúc Loan hoặc chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn như Hai Bà Trưng, Lý Bí, đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ cho người Việt, song chưa hẳn là giành được độc lập dân tộc vì Khúc Thừa Dụ vẫn tự nhận mình là quan của triều đình phương Bắc dù chỉ trên danh nghĩa.[23]

    Đến năm 938, Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy, đánh bại quân Nam Hán.[24] Ngô Quyền xưng vương, tự đặt triều đình cai trị, đánh dấu việc người Việt chính thức độc lập khỏi các triều đình phương Bắc.

    Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14, dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước với quốc hiệu là Đại Việt. Các triều đại nhà Tiền Lê, nhà Lý và nhà Trần đã tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Hoa, lấy Phật giáo làm tôn giáo chính của quốc gia và cho truyền bá những tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Trong giai đoạn này, nhà Tiền Lê, nhà Lý và nhà Trần đã có một số lần phải chống trả các cuộc tấn công của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, nhưng đều giành được thắng lợi và bảo vệ được nền độc lập của Đại Việt.Tiêu biểu là ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược dưới thời nhà Trần.

    Đến năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu, các cuộc cải cách của nhà Hồ khiến triều đình làm mất lòng dân. Năm 1407, Đại Ngu bị nhà Minh của Trung Hoa thôn tính, giai đoạn độc lập của người Việt bị gián đoạn. Sau đó, năm 1427, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên nhà Hậu Lê, giành lại độc lập cho dân tộc Việt. Triều Hậu Lê là triều đại mà chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).[25]

    Vào thế kỷ 16, khi nhà Hậu Lê suy yếu, hai thế lực phong kiến lớn của Việt Nam là tập đoàn chúa Trịnh và chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây nên cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn một trăm năm, chia cắt Đại Việt thành đàng Ngoài và đàng Trong trong suốt 200 năm. Sau đó, đến cuối thế kỷ 18, vị tướng khởi nghĩa Nguyễn Huệ đánh bại cả hai lực lượng và lập nên nhà Tây Sơn, thống nhất Đại Việt. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ mất sớm, người kế vị là Hoàng đế Cảnh Thịnh không đủ tài năng nên nhà Tây Sơn chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi và sau đó bị Nguyễn Ánh (một thành viên trong dòng họ chúa Nguyễn) cùng với viện trợ từ Pháp lật đổ, lập nên nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.[26]

    Trong suốt thời đại phong kiến, các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn đã có công thu phục Chiêm Thành, Chân Lạp và Tây Nguyên ở phía Nam, mở mang bờ cõi đất nước.[27]

    Các đô thị chính: Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.

    Lịch sử hiện đại

    Đại lộ Paul Bert, Hải Phòng thời Pháp thuộc

    Đến giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp tiến hành xâm lược bán đảo Đông Dương, thâu tóm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia làm thuộc địa. Đến năm 1887, ba quốc gia trên sát nhập thành Liên bang Đông Dương, chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trong thời gian này, Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam, cùng với những phong tục, tập quán Tây phương, dần dần trở nên phổ biến song hành với những phong tục văn hóa truyền thống.[28] Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp và chiếm toàn thể Đông Dương. Với sự chuẩn bị từ trước đó trong nhiều năm và với sự ủng hộ của người dân, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Việt Minh giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của người Việt thời hiện đại. Tới tháng 1/1946, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện hợp pháp duy nhất cho nhân dân Việt Nam.[29]

    Trực thăng Hoa Kỳ phun chất độc hóa học (có thể là chất độc da cam) xuống đồng bằng sông Cửu Long năm 1969

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) lãnh đạo. Để đối chọi lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1949, Pháp dựng lên Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại (từng là hoàng đế nhà Nguyễn) làm Quốc trưởng.[30][liên kết hỏng]

    Sau chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia nước Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự cho Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía bắc và quân đội Liên Hiệp Pháp (bao gồm Quốc gia Việt Nam) ở phía nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời (không được coi là biên giưới quốc gia), dự kiến sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.[31] Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của Hoa Kỳ và sự bác bỏ tổng tuyển cử toàn quốc của chính quyền Ngô Đình Diệm nên ở miền Nam, việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước mãi tới năm 1976 mới được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức. Tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, được Hoa Kỳ hậu thuẫn và được công nhận bởi các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ. Chính phe này tuyên bố không thi hành bầu cử thống nhất đất nước[32] Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ. Từ đây, Việt Nam tạm thời bị chia cắt với: Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản và tại miền Nam Việt Nam Cộng hòa thì theo chủ nghĩa tư bản và chống cộng sản tồn tại song song với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.[17]

    Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời tại miền Nam với mục tiêu đoàn kết những người dân miền Nam có tinh thần chống lại sự can thiệp của Mỹ, muốn đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa để thực hiện thống nhất Việt Nam.[33] Xung đột quân sự dần trở nên nghiêm trọng và kéo dài suốt hai thập kỷ (gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam). Năm 1964, nhận thấy Việt Nam Cộng hòa sắp sụp đổ, Hoa Kỳ chính thức can thiệp quân sự, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Nam Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom vào miền Bắc.[34] Năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hành tổng tấn công khắp miền Nam nhân dịp Tết Mậu Thân, gây ra những tổn thất lớn cho Hoa Kỳ và làm cho phong trào phản chiến tăng mạnh.[35] Tới tháng 6/1969, Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và được 50 quốc gia trên thế giới công nhận.[36]

    Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris và rút quân khỏi Việt Nam. Cuộc chiến kết thúc vào ngày ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng trước Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[37]

    Năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nước Việt Nam thống nhất đổi quốc hiệu thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, do nhiều cuộc chiến tiếp tục nổ ra (chiến tranh biên giới phía Bắc chống Trung Quốc và chiến tranh biên giới Tây Nam chính quyền diệt chủng của Khmer Đỏ) và chính sách kinh tế bao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời bị Hoa Kỳ cấm vận thương mại trong gần hai thập kỷ, do đó Việt Nam vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh nay lại lâm vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội[18] Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội.[38] Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1994, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ,[18] và một năm sau đó, Việt Nam gia nhập khối ASEAN. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (ECOSOC, UNESCO), Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC.[39] Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[40]

    Địa lý

    Bài chi tiết: Địa lý Việt Nam
    Bản đồ địa hình Việt Nam

    Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng đông nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Campuchia và Lào và phía Đông giáp biển Đông.[41]

    Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².

    Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

    Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, chôrômát,vàng...Về tài nguyên biển thì có cá, tôm, dầu mỏ, khí tự nhiên.Với hệ thống sông, hồ nhiều, đây là tiềm năng cho thủy điện phát triển.

    Khí hậu

    Bài chi tiết: Khí hậu Việt Nam

    Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung và Nam bộ có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội và hứng chịu 5 đến 10 cơn bão/năm.

    Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ Celsius trong vòng 50 năm (1964 - 2014).[42]

      bởi Hoàng Huân 14/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF