YOMEDIA
NONE

Trình bày thế mạnh, thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta?

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày thế mạnh, thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta ?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

    - Thế mạnh : 

       + Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm Hài Phòng - Cái Lân.

       + Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

       + Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

       + Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

       + Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

    - Thực trạng phát triển (năm 2007)

       + GDP bình quân đầu người : 17,2 triệu đồng/người

       + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%

        + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

              @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 43.5%

              @  Công nghiệp - xây dựng : 45.5%

              @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 11.1%

    - Hướng phát triển

        + Công nghiệp : đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gay ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

        + Dịch vụ : chú trọng đến thương mại và các hoạt đọng khác, nhất là du lịch.

        + Nông nghiệp: Cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao

    b) Vùng kinh tế trong điểm miền Trung

    - Thế mạnh :

       + Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng phía Bức và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc _ Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

       + Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa hiện đại hóa.

    - Thực trạng phát triển (năm 2007)

       + GDP bình quân đầu người : 10,1 triệu đồng/người

       + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%

        + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

              @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 40.2%

              @  Công nghiệp - xây dựng : 37.5%

              @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 22.3%

    - Hướng phát triển

        + Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường

        + Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

    c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    - Thế mạnh :

        + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

        +  Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

        + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

        + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

    - Thực trạng phát triển (năm 2007)

       + GDP bình quân đầu người : 25.9 triệu đồng/người

       + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

        + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

              @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 49.1%

              @  Công nghiệp - xây dựng : 41.4%

              @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 9.5%

    - Hướng phát triển :

       + Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

       + Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hang, du lịch... cho xứng đáng với thế mạnh của vùng

      bởi van thu thuy 20/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON