Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 20 Mở đầu về hóa học hữu cơ giúp các em học sinh tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi; Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.
-
Bài tập 1 trang 91 SGK Hóa học 11
So sánh hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ về: thành phần nguyên tố, đặc điểm liên kết hoá học trong phân tử.
-
Bài tập 2 trang 91 SGK Hóa học 11
Nếu mục đích và phương pháp tiến hành phân tích định tính và định lượng nguyên tố.
-
Bài tập 3 trang 91 SGK Hóa học 11
Oxi hoá hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử chất A.
-
Bài tập 4 trang 91 SGK Hóa học 11
β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim ruột non, β-Croten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiến vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-Caroten rồi dẫn sản pẩm oxi hoá qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 0,63 gam; bình (2) có 5 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử β-Caroten?
-
Bài tập 20.1 trang 28 SBT Hóa học 11
So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có
A. độ tan trong nước lớn hơn.
B. độ bền nhiệt cao hơn.
C. khả năng tham gia phản ứng hoá học với tốc độ nhanh hơn.
D. nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
-
Bài tập 20.2 trang 28 SBT Hóa học 11
Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ?
A. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion
B. Dung dịch có tính dẫn điện tốt
C. Có nhiệt độ sôi thấp
D. ít tan trong benzen
-
Bài tập 20.3 trang 28 SBT Hóa học 11
Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hoá CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Kết luận nào dưới đây phù hợp với thực nghiệm ?
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.
C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ ; có thể có hoặc không có oxi.
-
Bài tập 20.4 trang 28 SBT Hóa học 11
Để oxi hóa hoàn toàn 4,92 g chất X phải dùng hết một lượng chất oxi hóa chứa 8 g nguyên tố oxi. Sản phẩm oxi hóa chỉ gồm 10,56 g CO2, 1,8 g H2O và khí N2. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong chất X là:
-
Bài tập 20.5 trang 29 SBT Hóa học 11
A là một chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng của chất A.
-
Bài tập 20.6 trang 29 SBT Hóa học 11
Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 gam một hợp chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít CO2 (đktc) và 4,50 g H2O.
Xác định phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đó.
-
Bài tập 20.7 trang 29 SBT Hóa học 11
Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất A.
-
Bài tập 20.8 trang 29 SBT Hóa học 11
Oxi hoá hoàn toàn 6,15 g chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 g H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2(các thể tích đo ở đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất X.
-
Bài tập 1 trang 104 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?
-
Bài tập 2 trang 104 SGK Hóa học 11 nâng cao
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hữu cơ, hợp chất nào là vô cơ?
CH4; CHCl3; C2H7N; HCN; CH3COONa; C12H22O11; (C2H3Cl)n; Al4C3
-
Bài tập 3 trang 104 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền tên 2 loại đồ uống vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất vô cơ.
b) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất hữu cơ.
-
Bài tập 4 trang 104 SGK Hóa học 11 nâng cao
Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thì chất thuộc vào phương pháp tách biệt và tinh chế nào?
a) Giã lá làm chàm cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
b) Nấu rượu uống.
c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.
d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mia.
-
Bài tập 5 trang 104 SGK Hóa học 11 nâng cao
Mật ong để lâu ngày thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, làm thế nào để chứng tỏ hạt rắn đó là chất hữu cơ?