Hướng dẫn giải bài tập SGK GDCD 9 Bài 8 Năng động, sáng tạo sẽ giúp các em hiểu bài và nắm vững kiến thức hơn.
-
Bài tập 1 trang 29 SGK GDCD 9
Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo? Vì sao?
a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập Toán hoặc bài tập Tiếng Anh ra làm
b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay
c) Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói
d) Vi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập
đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất
e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Lũy luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình
g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm
h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.
-
Bài tập 2 trang 30 SGK GDCD 9
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?
a) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo đuợc
b) Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài
c) Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động
d) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường
đ) Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả
e) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.
-
Bài tập 3 trang 30 SGK GDCD 9
Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình
b) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh
c) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc
d) Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình
đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chí bảo.
-
Bài tập 4 trang 30 SGK GDCD 9
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo của các bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.
-
Bài tập 5 trang 30 SGK GDCD 9
Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
-
Bài tập 6 trang 31 SGK GDCD 9
Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó. (Khó khăn gì? Em cần đến sự giúp đỡ của những ai? Giúp đỡ những gi? Dự kiến thời gian để khắc phục xong khó khăn đó...).
-
Bài tập 7 trang 31 SGK GDCD 9
Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.
-
Giải bài 1 trang 38 SBT GDCD 9
Em hiểu thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo?
-
Giải bài 2 trang 38 SBT GDCD 9
Nêu ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập hoặc trong công việc.
-
Giải bài 3 trang 38 SBT GDCD 9
Em hãy nêu ý nghĩa của sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
-
Giải bài 4 trang 39 SBT GDCD 9
Học sinh cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?
-
Giải bài 5 trang 39 SBT GDCD 9
Người năng động, sáng tạo là người như thế nào ?
A. Luôn làm theo chí dẫn
B. Luôn nghĩ ra cái mới
C. Luôn có ý tưởng độc đáo, đem lại hiệu quả cao
D. Luôn thay đổi kế hoạch
-
Giải bài 6 trang 39 SBT GDCD 9
Theo em, những hành vi nào dưới đây thể hiện tính năng động, sáng tạo ?
A. Mặc dù thầy giáo không yêu cầu, nhưng Thành thường cố gắng suy nghĩ để tìm cách giải các bài tập sao cho ngắn gọn hơn.
B. Đang là sinh viên, song anh Hùng thường bỏ học để đi làm thêm kiếm tiền.
C. Hoàng luôn cố gắng sắp xếp thời gian hợp lí để có thể tham gia các câu lạc bộ của trường.
D. Trong giờ học, Mai luôn xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài và mạnh dạn hỏi giáo viên những gì mình không hiểu.
E. Trong giờ học những môn khác, Nam thường mang bài tập Toán ra làm.
G. Trong khi thảo luận nhóm, hiếm khi Hoài phát biểu ý kiến vì sợ nói sai.
H. Khi tìm hiểu bất cứ điều gì, Vân thường đặt câu hỏi "vì sao" và tìm lời giải đáp thoả đáng.
-
Giải bài 7 trang 39 SBT GDCD 9
Những việc làm, biểu hiện nào dưới đây là thể hiện năng động, sáng tạo ?
A. Trong khi làm việc, luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn.
B. Khi thấy việc khó thì chịu bó tay.
C. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc.
D. Cứ làm theo cách đã được chỉ dẫn để đỡ tốn công suy nghĩ.
E. Thường xuyên sưu tầm, tham khảo những cách giải quyết khác nhau liên quan đến công việc của mình.
G. Linh hoạt xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao.
H. Tự làm theo ý mình, không tính toán kĩ.
I. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn, nhưng chất lượng không đạt yêu cầu
-
Giải bài 8 trang 40 SBT GDCD 9
Hôm nay cô trả bài kiểm tra, Dung bị điểm xấu. Dung lo bị bố phạt, về đến nhà, thấy bố đang lau cửa kính, Dung mon men đến xin làm giúp để mong bố nhẹ tay. Bố ngạc nhiên sao hôm nay Dung lại siêng thế?
Câu hỏi:
Theo em, việc làm của Dung có phải là năng động, sáng tạo không? Vì sao?
-
Giải bài 9 trang 40 SBT GDCD 9
Liên và Hoa đang bàn luận về vấn đề học tập. Liên nói: “Trong học tập có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi!"
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành suy nghĩ của Liên không? Vì sao?
2/ Để trở thành người học sinh năng động, sáng tạo, em cần phải làm gì?
-
Giải bài 10 trang 40 SBT GDCD 9
Em hãy nêu những biểu hiện của năng động, sáng tạo?
- Trong học tập:
- Trong công việc gia đình:
- Trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân:
- Trong lao động và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
-
Giải bài 11 trang 41 SBT GDCD 9
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.
-
Giải bài 12 trang 41 SBT GDCD 9
Em hãy nêu cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo của mình và trao đổi với các bạn trong tổ.