Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 Bài 3 Học tập tự giác, tích cực giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy tìm các ví dụ trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
-
Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Vào sáng Chủ nhật, N qua nhà thấy H đang xem lại các bài tập môn Tiếng Anh.
N: “Sao cậu ôn bài sớm thể: Còn hai tuần nữa mới thi mà. Nhiều bạn vẫn chưa ôn đầu. Thôi, cậu gấp sách lại, đi chơi với tớ nhé!”.
H: “Nà, nếu đợi đến gần ngày thi mới ôn bài sẽ không kịp. Hay cậu và tớ cùng ôn bài chung nhé!”.
N băn khoăn trước đề nghị của H...
- Nếu là N, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân?
-
Luyện tập 3 trang 20 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Dựa vào các bức tranh dưới đây, em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”. Từ đó, nêu lên ý nghĩa của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.
-
Vận dụng 1 trang 20 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.
-
Vận dụng 2 trang 20 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy chọn một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.
-
Giải Bài tập 1 trang 12 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1. Học tập tự giác, tích cực là:
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
Câu 2. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Đạt kết quả cao trong học tập.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 3. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:
A. chăm chỉ.
B. chây lười, ỷ lại
C. khiêm tốn. ..
D. tự ti
Câu 4. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?
A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.
-
Giải Bài tập 2 trang 13 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:
Gợi ý:
1. Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả trạng thái tập trung và bị lôi cuốn vào công việc một cách liên tục không ngừng nghỉ.
2. Là từ gồm 5 chữ cái, nói về thái độ chắc chắn khi làm một việc gì đó.
3. Là từ gồm 9 chữ cái, mô tả sự chuyên cần, thường xuyên làm việc gì đó một cách đều đặn
4. Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả hành động làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, thực hiện mục tiêu đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại.
5. Là từ gồm 8 chữ cái, mô tả mong muốn hướng tới những thành công trong tương lai.
6. Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả sự chủ động, nhiệt tình, đem hết khả năng, nhiệt huyết vào công việc.
* Ô từ khoá: Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả sự chủ động trong học tập, lao động.
Câu 2. Dùng những từ đã tìm được trong phần giải ô chữ ở câu 1, em hay viết một đoạn văn ngắn về tính tự giác, tích cực trong học tập.
-
Giải Bài tập 3 trang 14 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy đánh dấu X vào ô trống bên phải ở các hành vi thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập.
1
Hai chị em M luôn chủ động trong học tập.
2
Mỗi tối, S thường xem phim đến tận khuya, khi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập.
3
Sau khi hoàn thành các bài tập trên lớp, N thường tìm hiểu thêm các vấn đề về khoa học tự nhiên.
4
H chỉ ngồi vào bàn học bài khi có sự nhắc nhở của bố mẹ.
5
Mỗi khi không có sự nhắc nhở của bố mẹ, M sẽ dành thời gian chơi cùng các bạn trong ngõ, sau đó mới vội vàng làm bài tập.
6
Ban đêm, A thường lên mạng xã hội để nói chuyện với mọi người.
7
Gặp bài tập khó, ngay lập tức T gọi điện nhờ K giúp.
8
P rất thích tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới. Vì thế, bạn ấy luôn tìm đọc các sách, báo về địa lí.
9
Mỗi khi làm bài tập nhóm, B luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhóm phân công.
10
H luôn nhờ các bạn làm giúp phần việc của mình mỗi khi cô giáo giao bài tập nhóm.
11
D thường từ chối mỗi khi được lớp phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình.
12
Q thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn.
13
N rất hăng hái phát biểu xây dựng bài.
14
A luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.
15
Mỗi khi gặp bài khó, C luôn cố gắng suy nghĩ để tìm ra kết quả.
-
Giải Bài tập 4 trang 15 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy xử lý các tình huống sau:
Tình huống 1. P còn nhiều bài tập chưa làm nhưng bạn lại rủ đi xem phim. Nếu là P, em sẽ nói gì với bạn?
Tình huống 2. Dù vẫn chưa làm xong bài tập về nhà nhưng chuẩn bị đến chương trình truyền hình mà N yêu thích. Nếu là N, em sẽ làm gì?
Tình huống 3. H thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: “Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá!”. Nếu là H, em sẽ làm gì?
Tình huống 4. K và các bạn đang ngồi học bài trong lớp. K còn một bài toán chưa giải được. K tự hỏi: “Làm sao để giải bài tập này nhỉ?". Nếu là K, em sẽ làm gì?
Tình huống 5. M là học sinh mới của lớp 7A3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh?
-
Giải Bài tập 5 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy kể về một tấm gương luôn tự giác, tính cực trong học tập. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
-
Giải Bài tập 6 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện một mục tiêu nhằm rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Gợi ý:
- Mục tiêu.
- Công việc em sẽ làm.
- Khó khăn, thách thức.
- Biện pháp khắc phục.