YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 3: Học tập tự giác, tích cực


Để học tốt Bài 3: Học tập tự giác, tích cực HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức tóm tắt được trình bày cụ thể, cùng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của việc tự giác, tích cực học tập. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Mỗi cá nhân sẽ có những cách thức khác nhau để thành công trong cuộc sống. Nhưng dù với cách thức nào thì học tập và trau dồi tri thức không ngừng luôn là chìa khoá chung để dẫn đến thành công.

Câu hỏi: Em rút ra được thông điệp gì liên quan đến việc học tập thông qua bài hát này?

Trả lời:

Qua bài hát trên, em rút ra được thông điệp như sau: Dù bên ngoài có rất nhiều trò chơi đang vẫy gọi các bạn nhưng các bạn trong bài hát vẫn quyết tâm không đi chơi mà ở nhà chăm chỉ học tập. Bài hát cho thấy tinh thần tự giác tích cực, chăm chỉ học tập.

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ trang 16, 17 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào?

- Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến?

- Tự giác, tích cực trong học tập còn có biểu hiện nào khác?

Trả lời: 

- Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên:

+ Những đêm trăng tỏ, Thắng học dưới ánh trăng.

+ Những buổi trăng mờ, cậu mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học.

+ Những tối không trăng, cậu gom lá vàng rụng ở ngôi miếu đầu thôn, mồi lửa đốt là để lấy ánh sáng đọc sách.      

- Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả cho nhà thơ Nguyễn Khuyến:

+ Năm 1864 Nguyễn Khuyến đỗ đâu kì thi Hương (Giải Nguyên) ở trường Nam Định.

+ Năm 1871, ông thi Hội đỗ Hội Nguyên và thi Đình đỗ Đình Nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ (người làng Yên Đổ, đỗ đầu ba kì thị).

- Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện khác như:

+ Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.

+ Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.

+ Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: 

- Bức tranh nào thể hiện tính tự giác, tích cực học tập và chưa tự giác, tích cực trong học tập?

- Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

Trả lời: 

- Bức tranh thể hiện tính tự giác, tích cực học tập:

+ Bức tranh 1: Bạn nam ở cuối dãy ngủ trong giờ học.

+ Bức tranh 4: Mặc dù bị tật nhưng bạn vẫn dùng chân để viết, luôn cố gắng vượt lên khó khăn để học tập.

- Bức tranh thể hiện tính chưa tự giác, tích cực học tập:

+ Bức tranh 2: Hai bạn đang tìm hiểu các thí nghiệm.

+ Bức tranh 3: Bạn nam đã mải mê chơi game mà không lo học bài.

- Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em cần phải:

+ Tự mình làm bài tập mà không để ai phải nhắc nhở.

+ Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.

+ Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp.

+ Quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 18 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn N, H, T?

- Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập?

- Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?

Trả lời:

- Suy nghĩ của về việc làm của các bạn :

+ Bạn N: là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn vẫn luôn chủ động và quyết tâm, nổ lực để học tốt.

+ Bạn H: là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Không chỉ bản thân H luôn tích cực trong học tập mà H còn chủ động khuyến khích các bạn cùng nhóm học tập tốt hơn.

+ Bạn T: chưa tích cực, tự giác trong học tập. T dù được mua cho điện thoại thông minh để học tâp nhưng bạn không lo học tập mà chỉ sử dụng điện thoại làm việc riêng, còn nối dối bố mẹ.

- Học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập vì: việc tự giác, tích cực trong học tập giúp ta có thêm kiến thức, giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình.

- Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như sau:

+ Luôn năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể và làm gương để các bạn noi theo.

+ Nhắc nhở các bạn phải luôn có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học để cùng nhau tiến bộ.

  1. Khái niệm:

  - Học tập tích cực, tự giác là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

  2. Biểu hiện:

  - Học tập tích cực, tự giác được thể hiện qua việc:

  + Xác định đúng mục đích học tập;

  + Lập thời gian biểu khoa học, hợp lý;

  + Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

  3. Ý nghĩa và cách rèn luyện:

  - Ý nghĩa: Học tập tích cực, tự giác giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

  - Cách rèn luyện:

  + Học sinh phải rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập;

  + Cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

Bài tập minh họa

Bài tập: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?

a) Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.

b) A luôn thích đọc tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào việc viết văn.Nhờ vậy, kĩ năng viết văn của bạn ngày càng được nâng cao.

c) B thích môn Tiếng Anh nên thường xuyên mang sách Tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác. B cho rằng: “Môn học này rất quan trọng trong thời kì hội nhập. Các môn học còn lại là môn phụ nên chỉ cần biết là đủ”.

d) Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra.

e) Thấy T ngủ gật trong giờ học, P nhắc bạn cần tập trung nghe cô giảng bài.

Hướng dẫn giải:

- Đọc thông tin và đưa ra nhận xét về hành động/ việc làm của các bạn trong từng trường hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Q chưa tự giác, tích cực học tập. Bởi vì Q không tự làm bài tập bằng khả năng của bản thân mà lại thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại

b) A tự giác, tích cực học tập. A dành thời gian tìm kiếm và học hỏi từ các tác phẩm văn học, các câu chuyện sưu tầm được nên khả năng viết văn của A ngày càng cải thiện

c) B chưa tự giác, tích cực học tập. Bởi vì bạn chỉ tập trung học môn Tiếng Anh và bỏ bê những môn học khác. Mỗi môn học đều bổ ích và sẽ đem đến cho chúng ta những trải nghiệm và kiến thức khác nhau.

d) N chưa tự giác, tích cực học tập. Bởi vì N chỉ ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng thường xuyên xem điện thoại và chỉ làm bài khi bố mẹ kiểm tra, nhắc nhở.

e) T chưa tự giác, tích cực học tập bởi vì T còn ngủ gật trong lớp; P tự giác, tích cực học tập vì đã khuyên T nên tập trung nghe cô giảng bài.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 3: Học tập tự giác, tích cực, các em cần:

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 3 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 20 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 20 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 20 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 12 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 13 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 14 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 15 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON