YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương


Dưới đây là phần hướng dẫn soạn lý thuyết, tóm tắt nội dung Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về khái niệm và biểu hiện của truyền thống quê hương,... Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước,... là những truyền thống đáng tự hào, là sợi dây kết nối và đoàn kết người Việt Nam. Dù ở đâu, người Việt cũng sẽ mang theo bên mình hành trang về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu hỏi: Em hãy cho biết những câu ca dao dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

1.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

2.

Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

(Ca dao)

Trả lời:

- Câu ca dao 1: thể hiện niềm tự hào về nếp sống thanh lịch của người Tràng An.

- Câu ca dao 2: thể hiện thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của người phụ nữ Bình Định (nói riêng) và người dân Bình Định (nói chung).

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 5, 6 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em hãy cho biết những địa danh trên gắn với truyền thống gì?

- Ngoài những truyền thống trên, còn truyền thống nào của quê hương mà em biết?

Trả lời: 

- Những địa danh trên gắn với truyền thống:

+ Thông tin 1: Làng gốm Bát Tràng gắn với truyền thống cần cù lao động.

+ Thông tin 2: Vùng đất Phú Thọ gắn với truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, ý thức về cội nguồn.

+ Thông tin 3: Nghệ An gắn với truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.

- Những truyền thống khác của quê hương mà em biết:

+ Truyền thống nhân nghĩa.

+ Truyền thống hiếu học.

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu.

- Cho biết các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

- Chia sẻ suy nghĩ của em về một truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở địa phương?

- Nêu những việc em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Trả lời: 

Yêu cầu 1:

- Bức tranh 1: Tham gia giao lưu văn nghệ đờn ca tài tử tại lớp học 

=> Ý nghĩa: hành động này của các bạn đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, nuôi dưỡng tình yêu của giới trẻ đối với Đờn ca tài tử - một loại hình nghệ thuật mang đặc trưng riêng củ vùng đất Nam Bộ của Việt Nam.

- Bức tranh 2: Tham gia công việc đan lát cùng bố mẹ 

=> ý nghĩa: hành động này đã góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của gia đình; kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình.

- Bức tranh 3: Lắng nghe và trao đổi trước lớp về chủ đề “Tự hào về truyền thống quê hương”. 

=> Ý nghĩa: việc lắng nghe, trao đổi trước lớp sẽ khiến các bạn học sinh hiểu được thế nào là “tự hào về nghề truyền thống của quê hương”, từ đó sẽ có những suy nghĩ và hành động phù hợp để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương, đất nước.

- Bức tranh 4: Tham gia cuộc thi quảng bá truyền thống quê hương trên Internet.

Yêu cầu 2:

Lưu ý: Học sinh đưa ra quan điểm của cá nhân. Các em có thể tham khảo bài làm sau: chia sẻ suy nghĩ về dân ca quan họ

- Dân ca quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu, là một truyền thống văn hóa được hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 2009, “Dân ca quan họ” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

- Quan họ không chỉ là một môn nghệ thuật dân gian giải trí, mà nó còn thể hiện cách ứng xử khéo léo, tế nhị, kín đáo, lịch sự được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Kinh Bắc.

- Ngày nay, người dân xứ Kinh Bắc vẫn coi dân ca quan họ là một giá trị văn hóa truyền thống tự hào của quê hương mình, được mọi người gìn giữ và phát huy.

Yêu cầu 3:

Những việc em đã làm là:

- Quét dọn khu di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương.

- Tìm hiểu về các truyền thống của quê hương

- Tham gia các buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật tại địa phương.

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện do địa phương tổ chức, như: thăm hỏi, giúp đỡ người già neo đơn; giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 7, 8 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

TRƯỜNG HỢP 1: Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

TRƯỜNG HỢP 2: 

- Em có nhận xét gì về những suy nghĩ của bạn B?

- Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?

TRƯỜNG HỢP 3: Em đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao? Em sẽ ứng xử thế nào nếu bạn bè, người thân có những biểu hiện như trên?

Trả lời:

TRƯỜNG HỢP 1: Em đồng ý với ý kiến trên vì chỉ khi bạn H yêu thích, tự hào về dân ca của dân tộc thì mới có thể hát hay và truyền cảm hứng đến như vậy.

TRƯỜNG HỢP 2: 

- Những suy nghĩ của B rất đúng, đã thể hiện niềm tự hào và biết ơn đối với những thế hệ anh hùng đã hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ suy nghĩ đó, B có ý thức mình phải cố gắng học tập để noi gương các thế hệ đi trước.

- Để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương em cần:

+ Quét dọn khu di tích, nghĩa trang lệt sĩ ở địa phương…

+ Tích cực học tập noi gương các thế hệ anh hùng đi trước…

TRƯỜNG HỢP 3: 

- Em không đồng tình với ý kiến của H vì bất kì một môn nghệ thuật nào do cha ông sáng tạo ra đều là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, vì vậy cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

- Nếu bạn bè, người thân của em có biểu hiện nêu trên em sẽ giải thích cho mọi người hiểu về:

+ Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nước.

+ Đặc trưng nghệ thuật và những giá trị văn hóa của múa rối nước.

+ Khuyên mọi người tham gia các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống múa rối nước do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

  1. Thế nào là truyền thống quê hương?

  - Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  2. Biểu hiện của truyền thống quê hương

  - Truyền thống quê hương được thể hiện ở truyền thống văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...

  3. Biện pháp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương:

  - Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần:

  + Tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống;

  + Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,...

  + Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ tổ tiên của mình.

b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

c) Những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Hướng dẫn giải:

- Đọc những quan điểm dưới đây và bày tỏ suy nghĩ của bản thân.

- Lí giải vì sao mình tán thành hoặc không tán thành.

Lời giải chi tiết:

a) Quan điểm a: Em tán thành.

Bởi vì: Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là gốc rễ của gia đình, dòng họ của mình, là nơi mình hoặc ông bà, cha mẹ sinh ra. Bởi vậy, tự hào về truyền thông quê hương chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

b) Quan điểm b: Em không tán thành.

Bởi vì: Nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương, mang đến bản sắc riêng và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.

c) Quan điểm c: Em tán thành.

Bởi vì: Những câu chuyện, làn điệu dân ca của địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng có của địa phương đó và là nét đẹp truyền thống văn hoá của địa phương.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương, các em cần:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống của quê hương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 1 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 9 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 10 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 10 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 10 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 5 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 5 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 6 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 8 trang 7 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 9 trang 7 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF