Cùng HỌC247 tìm hiểu xem có những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào? Định hướng phát triển của ngành nông nghiêp trong tương lai như thế nào để vừa phát triển vừa bảo vệ được môi trường? Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây để giải đáp các thắc mắc này.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
* Quan niệm
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác sản xuất
- Cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất
* Vai trò
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, các nước trên thế giới.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
b. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới rất đa dạng với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau như hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp, ...
Trang trại nuôi cừu và trồng rau sạch
- Dựa vào bảng 27 ta sẽ phân biệt được đặc điểm và vai trò của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bảng 27. Vai trò và đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp |
Vai trò |
Đặc điểm |
Trang trại |
- Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường). - Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế vế vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hôi, ... |
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Quy mô sản xuất (đất đai, vốn, ...) tương đối lớn. - Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ. - Có thuê lao động để phục vụ sản xuất. |
Thể tổng hợp nông nghiệp |
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp. - Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp. |
- Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí địa lí, điếu kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để sản xuất ra các nông sản có thế mạnh. - Có mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chê biến và dịch vụ nông nghiệp. - Mức độ sản xuất tập trung cao, sản xuất chuyên môn hoá để đạt năng suất lao động cao nhất. |
Vùng nông nghiệp |
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng. - Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ. |
- Có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác định, được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất, ... - Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hoá trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng. |
1.2. Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại
- Vể tổ chức sản xuất:
+ Nhiều nước trên thế giới đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh cây trồng nhằm cho phép áp dụng máy móc, công nghệ để tối ưu hoá năng suất và hạn chế sức lao động của con người
+ Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiện đại như: trang trại chăn nuôi tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ... cũng ngày càng phổ biến nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: Ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Các kĩ thuật lai tạo giống và biến đổi gen đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, thích ứng tốt với sự thaỵ đổi của điều kiện môi trường. Tuy nhiên, thực phẩm biến đổi gen cần được kiểm nghiêm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
+ Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Ngày càng được chú trọng nhằm tạo ra nông sản có năng suất cao, thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Bên cạnh đó, một số quốc gia đã để cao việc phát triển "nông nghiệp xanh" để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Vấn để liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: bao gồm liên kết giữa khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ngày càng được chú trọng để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
- Phát triển nông nghiệp bền vững là xu hướng cho nần nông nghiệp thế giới trong tương lai để giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của xã hội; đồng thời sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông nghiệp bền vững thể hiện qua một số định hướng sau:
+ Nông nghiệp xanh: Là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, trong đó tối đa hoá cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Nông nghiệp xanh hay cụ thể hơn là nông nghiệp hữu cơ đảm bảo bốn nguyên tắc (sức khoẻ, sinh thái, công bằng, cẩn trọng) dẩn trở thành hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Các công nghệ mới không những góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên; tăng năng suất và sản lượng nông sản mà còn hạn chế sức lao động của con người. Các công nghệ phức hợp như rô bốt, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm, ảnh hàng không, công nghệ định vị và viễn thám, ... giúp quản lí chính xác hoạt động sản xuất nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Một số ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hiện nay, những hình thức tổ chức lãnh thổ nào đang phổ biến? Những vấn đề nào cần chú ý trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại? Tương lai nông nghiệp thế giới định hướng ra sao?
Hướng dẫn giải:
- Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổ biến: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp.
- Khi phát triển nông nghiệp cần chú ý đến đối tượng của sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp và liên kết các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp.
- Định hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bài tập 2: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào cao nhất?
Hướng dẫn giải:
- Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.
- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Bài tập 3: Nêu một số đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thể tổng hợp nông nghiệp?
Hướng dẫn giải:
- Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí địa lí, điếu kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để sản xuất ra các nông sản có thế mạnh.
- Có mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chê biến và dịch vụ nông nghiệp.
- Mức độ sản xuất tập trung cao, sản xuất chuyên môn hoá để đạt năng suất lao động cao nhất.
Luyện tập
Học xong bài này các em cần:
- Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Nêu được một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
- Phân tích được những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.
3.1. Trắc nghiệm Bài 27 Địa lí 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 10 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế vị trí địa lí và tự nhiên
- B. Tạo điều kiện để thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp
- C. Hình thức sản xuất cơ sở, vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp
- D. Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng
-
- A. Loại bỏ tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp
- B. Đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm cho mỗi hộ gia đình
- C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái
- D. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông nghiệp
-
- A. Vùng nông nghiệp
- B. Hợp tác xã nông nghiệp
- C. Khu nông nghiệp công nghệ cao
- D. Thể tổng hợp nông nghiệp
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 27 Địa lí 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 10 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 105 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục I.1 trang 105 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục I.2 trang 105 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 106 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 107 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 107 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 107 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 92 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 92 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 93 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 93 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 94 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 94 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 27 Địa lí 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247