Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 443457
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
- A. biên độ và cơ năng.
- B. li độ và cơ năng.
- C. biên độ và tốc độ.
- D. li độ và tốc độ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 443462
Các bộ phận chính của một máy quang phổ lăng kính đơn giản là
- A. ống chuẩn trực buồng tối, thấu kính.
- B. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.
- C. hệ tán xạ, buồng tối, ống chuẩn trực.
- D. hệ tán sắc, ông ngắm, buồng tối.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 443464
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\text{cos}\left( \omega t \right)\,V\) vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua tụ điện biến thiên
- A. ngược pha với điện áp hai đầu mạch.
- B. cùng pha với điện áp hai đầu mạch.
- C. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu mạch.
- D. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu mạch.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 443469
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x=A\text{cos}\left( \omega t+\varphi \right)\) với \(A>0,\omega >0\). Đại lượng \(\left( \omega t+\varphi \right)\) là
- A. chu kì dao động của vật.
- B. pha dao động của vật.
- C. tần số dao động của vật.
- D. li độ dao động của vật.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 443473
Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ \(i=4\text{cos}\left( 2\pi ft+\frac{\pi }{2} \right)\left( \text{A} \right)(\text{f}>0)\). Đại lượng \(\text{f}\) là
- A. pha ban đầu của dòng điện.
- B. tần số của dòng điện.
- C. chu kì của dòng điện.
- D. tần số góc của dòng điện.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 443479
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe \({{\text{S}}_{1}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{S}}_{2}}\) được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda\). Tại điểm \(\text{M}\) trên màn quan sát có vân sáng thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm), hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe \({{\text{S}}_{1}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{S}}_{2}}\) đến \(\text{M}\) có độ lớn bằng
- A. \(2\lambda\).
- B. \(4\lambda\).
- C. \(3\lambda\).
- D. \(2,5\lambda\).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 443481
Một sóng lan truyền trên một sợi dây có 2 đầu cố định. Khi sợi dây nằm ngang có chiều dài \(l\). Bước sóng là \(\lambda\). Với \(k=1,2,3\ldots \). Điều kiện để có sóng dừng trên dây là
- A. \(\ell =k\frac{\lambda }{4}\).
- B. \(\ell =\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{2}\).
- C. \(\ell =k\frac{\lambda }{2}\).
- D. \(\ell =\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}\).
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 443483
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\text{cos}\left( 100\pi t-\frac{\pi }{12} \right)\,V\) vào hai đầu đoạn mạch \(\text{R},\text{L},\text{C}\) mắc nối tiếp. Tần số góc của dòng điện trong mạch bằng
- A. \(50\pi \text{rad}\).
- B. \(100\text{rad}\).
- C. \(100\pi \text{rad}\).
- D. \(50\text{rad}\).
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 443485
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, véctơ cảm ứng từ \(\vec{B}\) và vectơ cường độ điện trường \(\vec{E}\) luôn
- A. cùng phương với nhau và cùng phương với phương truyền sóng.
- B. cùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
- C. dao động ngược pha với nhau.
- D. dao động cùng pha với nhau.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 443487
Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là \({{10}^{-7}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}\). Biết cường độ âm chuẩn là \({{I}_{0}}={{10}^{-12}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}\). Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
- A. \(50\text{ }\!\!~\!\!\text{ dB}\).
- B. \(170\text{ }\!\!~\!\!\text{ d}B\).
- C. \(70\text{ }\!\!~\!\!\text{ d}B\).
- D. \(90\text{ }\!\!~\!\!\text{ d}B\).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 443490
Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm tụ điện có điện dung \(C\) và cuộn cảm có hệ số tự cảm \(L\). Mạch dao động tự do với tần số góc là
- A. \(\omega =2\pi \sqrt{\text{LC}}\).
- B. \(\omega =\frac{2\pi }{\sqrt{\text{LC}}}\).
- C. \(\omega =\sqrt{\text{LC}}\).
- D. \(\omega =\frac{1}{\sqrt{\text{LC}}}\).
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 443492
Mạch dao động \(LC\) lí tưởng đang hoạt động, điện tích cực đại của tụ điện là \({{\text{q}}_{0}}={{12.10}^{-6}}\text{C}\) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \({{\text{I}}_{0}}=2\pi \,\text{m}A\). Tính từ thời điểm điện tích trên tụ là \({{\text{q}}_{0}}\), khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng \(\frac{{{I}_{0}}\sqrt{3}}{2}\) lần thứ 2023 bằng.
- A. \(6,0680\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
- B. \(6,0690\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
- C. \(6,0675\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
- D. \(6,0670\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 443494
Cho hai dao động cùng phương, có phương trình lần lượt là: \({{x}_{1}}=10\text{cos}\left( 100\pi t-0,5\pi \right)\,\text{cm}\), \({{x}_{2}}=10\text{cos}\left( 100\pi t+0,5\pi \right)\,\text{cm}\). Độ lệch pha của hai dao động có độ lớn bằng
- A. 0.
- B. \(\pi\).
- C. \(0,25\pi\).
- D. \(0,5\pi\).
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 443496
Đoạn mạch điện xoay chiều \(R,L,C\) mắc nối tiếp. Độ lệch pha \(\varphi \) của điện áp và cường dòng điện trong mạch được xác định bằng công thức
- A. \(\text{tan}\varphi =\frac{{{U}_{R}}}{{{U}_{L}}-{{U}_{C}}}\).
- B. x\(\text{tan}\varphi =\frac{R}{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}\).
- C. \(\text{tan}\varphi =\frac{{{Z}_{L}}+{{Z}_{C}}}{R}\).
- D. \(\text{tan}\varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\).
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 443497
Bước sóng là
- A. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.
- B. quãng đường sóng truyền trong.\(1\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
- C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.
- D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 443498
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\text{cos}\left( \omega t \right)\,V\), có \({{U}_{0}}\) không đổi và \(\text{f}\) thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có \(\text{R},\text{L},\text{C}\) mắc nối tiếp. Khi tần số góc \(\omega ={{\omega }_{0}}\) thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của \({{\omega }_{0}}\) được xác định bởi biểu thức
- A. \({{\omega }_{0}}=\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\).
- B. \({{\omega }_{0}}=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\).
- C. \({{\omega }_{0}}=\frac{2}{\sqrt{LC}}\).
- D. \({{\omega }_{0}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 443499
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng, bước sóng là \(\lambda\). Khoảng cách giữa n nút sóng liên tiếp bằng
- A. \(\left( n-1 \right)\frac{\lambda }{2}\).
- B. \(\left( n-1 \right)\frac{\lambda }{4}\).
- C. \(n\frac{\lambda }{4}\).
- D. \(n\frac{\lambda }{2}\).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 443501
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là \(i\). Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là
- A. \(7i\).
- B. \(8i\).
- C. \(4i\).
- D. \(6i\).
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 443503
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\text{cos}\left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,V\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{1}{2\pi }H\). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(100\sqrt{2}V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là \(2A\). Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
- A. \(i=2\sqrt{3}\text{cos}\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,A\).
- B. \(i=2\sqrt{3}\text{cos}\left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)\,A\).
- C. \(i=2\sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,A\).
- D. \(i=2\sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)\,A\).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 443505
Biết bán kính Bo \({{r}_{0}}=5,{{3.10}^{-11}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\). Biết tổng bán kính quỹ đạo dừng thứ n và bán kính quỹ đạo dừng thứ \(\left( n+1 \right)\) bằng bán kính quỹ đạo dừng thứ \(\left( n+2 \right)\). Giá trị của n bằng
- A. 4.
- B. 5.
- C. 3.
- D. 2.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 443506
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng
- A. biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.
- B. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
- C. pha ban đầu nhưng khác tần số.
- D. biên độ nhưng khác tần số.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 443507
Cho mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, để xảy ra hiện tượng cộng hưởng ta phải
- A. tăng tần số của dòng điện xoay chiều.
- B. tăng điện dung của tụ điện.
- C. giảm hệ số tự cảm của cuộn dây.
- D. giảm điện trở của mạch.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 443508
Một con lắc lò xo gồm một lò xo có \(k=100\text{ }\!\!~\!\!\text{ N/m}\) và vật nặng \(m=1\text{ }\!\!~\!\!\text{ kg}\) dao động điều hòa với chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là \(40\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\) và \(28\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\). Biên độ và chu kì dao động của con lắc lần lượt là
- A. \(A=6\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm},T=\frac{2\pi }{5}s\).
- B. \(A=6\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm},T=\frac{\pi }{5}\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
- C. \(A=3\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm},T=\frac{\pi }{5}\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
- D. \(A=6\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm},T=\frac{2\pi }{5}\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\).
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 443509
Một vật nhỏ dao động điều hòa với phương trình li độ \(x=4\text{cos}\left( 8\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\,\text{cm},\) (t tính bằng s). Li độ của vật tại thời điểm \(t=0,5\text{ }\!\!~\!\!\text{ s}\) có giá trị
- A. \(2\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- B. \(-2\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- C. \(-2\sqrt{3}\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- D. \(2\sqrt{3}\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 443510
Tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\), một con lắc đơn có sợi dây dài \(\ell \( đang dao động điều hoà. Tần số dao động của con lắc là
- A. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{\ell }{g}}\).
- B. \(f=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g}}\).
- C. \(f=2\pi \sqrt{\frac{g}{\ell }}\).
- D. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\ell }}\).
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 443511
Một nồi cơm điện hoạt động bình thường ở điện áp hiệu dụng \(110\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\), để dùng bình thường ở điện áp hiệu dụng \(220\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\) người ta sử dụng một máy biến áp. Tỉ số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp của máy biến áp là \(\text{k}\). Máy biến áp này là
- A. máy hạ áp có \(\text{k}=0,5\).
- B. máy hạ áp có \(\text{k}=2\).
- C. máy tăng áp có \(\text{k}=2\).
- D. máy tăng áp có k = 0,5.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 443512
Một sóng điện từ có tần số \(\text{f}=100\text{MHz}\). Sóng này có bước sóng là
- A. \(\lambda =5\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
- B. \(\lambda =2\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
- C. \(\lambda =3\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
- D. \(\lambda =10\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 443514
Một vật dao động điều hoà dọc theo trục \(Ox\) với phương trình \(x=A\text{cos}\left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\,\text{cm}\). Tại thời điểm \(t=0\) là lúc vật
- A. qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
- B. ở vị trí li độ cực đại.
- C. ở vị trí li độ cực tiểu.
- D. qua vị trí cân bằng ngược chiều dương.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 443516
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc bước sóng \(\lambda\). Khoảng cách giữa 2 khe là \(a\), khoảng cách từ 2 khe đến màn là \(D\). Công thức tính khoảng vân \(i\) là
- A. \(i=\frac{\lambda D}{a}\).
- B. \(i=\frac{\lambda a}{D}\).
- C. \(i=\frac{\lambda D}{2a}\).
- D. \(i=\frac{D}{\lambda a}\).
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 443517
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp tại \(\text{A}\) và \(\text{B}\) cách nhau \(50\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\) lần lượt dao động theo phương trình \({{u}_{1}}={{u}_{2}}=a\text{cos}\left( 200\pi \text{t} \right)\,\text{mm}\). Xét về một phía của đường trung trực của \(\text{AB}\), người ta thấy điểm \(\text{M}\) có \(MA-MB=12\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\) nằm trên vân giao thoa cực tiểu thứ \(\text{k}\) kể từ đường trung trực của \(\text{AB}\) và điểm \(\text{N}\) có \(NA-NB=36\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\) nằm trên vân giao thoa cực tiểu thứ \(\left( \text{k}+3 \right)\). Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn \(\text{AB}\) bằng
- A. 11.
- B. 15.
- C. 13.
- D. 12.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 443519
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có các phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=4\text{cos}\left( \pi t-\frac{\pi }{6} \right)\,\text{cm}\) và \({{x}_{1}}=4\text{cos}\left( \pi t-\frac{\pi }{2} \right)\,\text{cm}\). Biên độ dao động của vật bằng
- A. \(8\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- B. \(2\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- C. \(4\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- D. \(4\sqrt{3}\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 443520
Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
- A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.
- B. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.
- C. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
- D. có tác dụng nhiệt rất mạnh.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 443522
Cho biết bán kính Bo \({{r}_{0}}=5,{{3.10}^{-11}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\). Quỹ đạo dừng \(\text{M}\) của êlectron trong nguyên tử hidro có bán kính bằng
- A. \(47,{{7.10}^{-10}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
- B. \(4,{{77.10}^{-10}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
- C. \(1,59\cdot {{10}^{-11}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
- D. \(15,{{9.10}^{-11}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\).
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 443524
Giới hạn quang điện của các kim loại kali, canxi, nhôm, kẽm, bạc lần lượt là: \(0,55\,\mu m\);\(0,43\mu m;\) \(0,36\mu \text{m};0,35\mu \text{m};0,26\mu \text{m}\). Biết hằng số plăng \(h=6,625\cdot {{10}^{-34}}\text{Js}\), tốc độ ánh sáng trong chân không \(c={{3.10}^{-8}}\,\text{m/s}\). Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc, mỗi photon mang năng lượng \({{5.10}^{-19}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ J}\). Chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên, hiện tượng quang điện xảy ra trên mấy kim loại?
- A. 4.
- B. 3.
- C. 2.
- D. 1.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 443525
Pin quang điện biến đổi quang năng thành
- A. nhiệt năng.
- B. cơ năng.
- C. điện năng.
- D. hóa năng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 443527
Một suất điện động xoay chiều có biểu thức \(e=100\text{cos}\left( 100\pi t+\pi \right)\,V\). Giá trị cực đại của suất điện động bằng
- A. \(100\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).
- B. \(50\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).
- C. \(100\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).
- D. \(50\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 443529
Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe \(\text{a}=1\text{ }\!\!~\!\!\text{ mm}\), khoảng cách từ hai khe tới màn \(\text{D}=2\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}\). Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,45\mu \text{m}\) và \({{\lambda }_{2}}=600\text{ }\!\!~\!\!\text{ nm}\) vào hai khe. Màn quan sát rộng \(2,4\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\), vân trung tâm nằm ở chính giữa màn. Hai vân sáng trùng nhau tính là một vân sáng. Số vân sáng quan sát được trên màn bằng
- A. 41.
- B. 48.
- C. 55.
- D. 7.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 443531
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\text{cos}\left( \omega t \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(R\) có thể thay đổi, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Gọi \(\varphi \) là độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch. Khi thay đổi \(R\), đồ thị của công suất tiêu thụ của đoạn mạch theo \(\varphi \) như hình vẽ. Hệ số công suất của đoạn mạch ứng với giá trị của \({{\varphi }_{1}}\) gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 0,365.
- B. 0,934.
- C. 0,357.
- D. 0,945.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 443533
Một hệ gồm một lò xo nhẹ có đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vào sợi dây mềm, không giãn có treo vật nhỏ khối lượng \(\text{m}\). Khối lượng dây và sức cản của không khí không đáng kể. Tại thời điểm ban đầu \(t=0\), vật \(\text{m}\) đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì được truyền vận tốc \({{\vec{v}}_{0}}\) hướng thẳng đứng từ dưới lên. Sau đó lực căng dây \(\text{T}\) tác dụng vào \(\text{m}\) phụ thuộc thời gian t theo quy luật được mô tả bởi đồ thị hình vẽ. Biết lúc vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn \(15\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\) và trong quá trình chuyển động vật m không chạm vào lò xo. Quãng đường vật m đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến thời điểm \({{\text{t}}_{2}}\) bằng
- A. \(75\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- B. \(30\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- C. \(60\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
- D. \(45\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\).
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 443535
Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm \({{S}_{1}}\) và \({{\text{S}}_{2}}\) cách nhau \(9\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\), dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({{u}_{1}}={{u}_{2}}=a\text{cos}\left( 50\pi t \right)\,\text{mm}\), (t tính bằng s). Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là \(45\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm/s}\), coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Gọi \(\text{O}\) là trung điểm của đoạn \({{\text{S}}_{1}}{{\text{S}}_{2}}\), điểm \(\text{M}\) nằm trên mặt nước thuộc đường trung trực của đoạn \({{\text{S}}_{1}}{{\text{S}}_{2}}\) với \(\text{OM}=6\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\), điểm \(\text{N}\) nằm trên đoạn \({{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}\)với \(\text{ON}=1,2\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}\). Khi hiện tượng giao thoa ổn định, tại thời điểm \(\text{t}\), tốc độ dao động của phần tử tại \(\text{M}\) đạt cực đại và bằng \(v\), tốc độ dao động của phần tử \(\text{N}\) bằng
- A. \(\frac{v}{2}\).
- B. \(\frac{v\sqrt{3}}{2}\).
- C. \(\frac{v\sqrt{2}}{2}\).
- D. \(\frac{v}{4}\).