Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 464155
Giả sử A, B và D là các alen trội hoàn toàn và các alen trội là các alen đột biến thì kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình đột biến về 2 tính tính trạng?
- A. aabbdd
- B. AabbDD
- C. Aabbdd
- D. AaBBDD
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 464156
Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ
- A. Cộng sinh
- B. Cạnh tranh
- C. Sinh vật này ăn sinh vật khác
- D. Kí sinh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 464157
Ở phép lai nào sau đây, trường hợp trội hoàn toàn, 1 gen quy định 1 tính trạng, số loại kiểu hình ở đực nhiều hơn số loại kiểu hình ở cái?
- A. ♂Aa × ♀Aa
- B. ♀XAXa × ♂XAY
- C. ♀XAXa × ♂XaY
- D. ♂Aa × ♀aa
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 464158
Xét 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn liên kết với nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Biết con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính dạng XY, con cái dạng XX. Theo lý thuyết, con cái có mấy loại kiểu gen quy định kiểu hình trội?
- A. 4
- B. 1
- C. 3
- D. 2
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 464159
Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?
- A. Tỉ lệ giới tính
- B. Thành phần loài
- C. Loài đặc trưng
- D. Loài ưu thế
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 464160
Quá trình tiến hóa nào sau đây hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo con đường hóa học?
- A. Tiến hóa hóa học
- B. Tiến hóa sinh học
- C. Tiến hóa tiền sinh học
- D. Tiến hóa lớn
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 464161
Ở tế vi khuẩn E.Coli, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
- A. Trên màng tế bào
- B. Bào quan ribosome
- C. Tế bào chất
- D. Nhân tế bào
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 464162
Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
- A. Chọn lọc tự nhiên
- B. Giao phối không ngẫu nhiên
- C. Đột biến
- D. Các yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 464163
Ở đậu Hà Lan, 2 gen quy định kiểu hình thân thấp, hạt xanh và 2 gen quy định kiểu hình nào sau đây là hai alen của cùng một lô cút?
- A. Quả màu vàng, thân thấp
- B. Hạt vàng, hoa đỏ
- C. Thân cao, hạt vàng
- D. Thân thấp, hoa tím
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 464164
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thú phát sinh ở đại nào?
- A. Thái cổ
- B. Trung sinh
- C. Cổ sinh
- D. Nguyên sinh
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 464165
Theo lý thuyết, tần số alen A của quần thể nào sau đây chiếm tỷ lệ lớn nhất?
- A. 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa
- B. 0,80 AA: 0,20 aa
- C. 0,80 AA: 0,10 Aa: 0,10 aa
- D. 0,60 AA: 0,40 aa
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 464166
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất vô cơ?
- A. Tảo lam
- B. Vi khuẩn phân giải
- C. Giun đất
- D. Nấm hoại sinh
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 464167
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là gì?
- A. Địa lí – sinh thái
- B. Hình thái
- C. Sinh lí – hóa sinh
- D. Cách li sinh sản
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 464168
Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ở ruồi giấm khi tiến hành lai phân tích ruồi đực và ruồi cái ở thế hệ nào?
- A. F2
- B. P
- C. F1
- D. F3
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 464169
Trong kỹ thuật chuyển gen bước cuối cùng là bước nào?
- A. Tạo ADN tái tổ hợp
- B. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
- D. Nhân dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 464170
Bà A mang thai con thứ 2 ở tuần thứ 15 khi đi làm sàng lọc di truyền thì các bác sĩ nghi ngờ con của bà A có khả năng mắc bệnh siêu nữ. Sau khi đọc kết quả xét nghiệm, dựa vào đâu mà các bác sĩ có thể kết luận được như vậy?
- A. Bộ NST lưỡng bội có 3 nhiễm sắc thễ X
- B. Bộ NST lưỡng bội có 3 nhiễm sắc thễ 23
- C. Bộ NST lưỡng bội có 3 nhiễm sắc thễ 21
- D. Bộ NST lưỡng bội có 3 nhiễm sắc thễ 18
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 464171
Dựa vào hình bên mô tả cây rau mác khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau, đó là hiện tượng gì?
- A. Biến dị tổ hợp
- B. Đột biến nhiễm sắc thể
- C. Thường biến
- D. Đột biến gen
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 464172
Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mang thông tin mã hóa cho axit amin methiônin?
- A. 5’UGA3’
- B. 5’AUG3’
- C. 5’UAG3’
- D. 5’UAA3'
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 464173
Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có chức năng nào sau đây?
- A. Mang và bảo quản thông tin di truyền
- B. Làm khuôn cho quá trình dịch mã
- C. Kết hợp với protein tạo nên ribosome
- D. Vận chuyển axit amin tới ribosome
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 464174
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn có đường kính 300nm được gọi là gì?
- A. Sợi siêu xoắn
- B. Chromatit
- C. Sợi chất nhiễm sắc
- D. Sợi cơ bản
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 464175
Trong quá trình phiên mã, không có sự tham gia của loại cấu trúc nào sau đây?
- A. Ligaza
- B. Nucleotit loại U
- C. Nucleotit loại A
- D. Gen
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 464176
Sử dụng phép lai nào sau đây có thể xác định được kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội?
- A. Lai thuận nghịch
- B. Lai khác loài
- C. Lai khác dòng
- D. Lai phân tích
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 464177
Tác nhân đột biến nào sau đây làm thay thế cặp A – T thành cặp G – X?
- A. 5-BU
- B. Tia UV
- C. Guanin dạng hiếm
- D. Virus herpes
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 464178
Khi nói về Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Cụm gen cấu trúc Z, Y, A và gen điều hòa có chung một vùng khởi động.
- B. Vùng vận hành (O) là nơi chất cảm ứng bám vào và ngăn cản phiên mã.
- C. Gen điều hòa nằm trước Operon và chỉ hoạt động khi môi trường có lactôzơ.
- D. Vùng khởi động (P) là nơi ARN polymerase bám vào và khởi động phiên mã.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 464179
Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta thường chia đột biến đa bội thành những dạng nào?
- A. Đa bội chẵn và đa bội lẻ
- B. Tự đa bội và dị đa bội
- C. Tam bội và tứ bội
- D. Lệch bội và tứ bội
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 464180
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Đột biến gen thay thế 2 cặp A – T thành 2 cặp G – X gọi là đột biến điểm.
- B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
- C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleôtit luôn làm tăng 1 liên kết hidro.
- D. Tác nhân vật lý (tia tử ngoại UV) làm thay thế cặp nucleotide G – X bằng cặp nucleôtit A – T.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 464181
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Chỉ sử dụng một mạch của phân tử ADN ban đầu để làm khuôn.
- B. Enzyme ligaza có vai trò nối các đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.
- C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
- D. Enzyme ADN polymeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 464182
Để tìm hiểu mối quan hệ họ hàng giữa các loài, biện pháp nào sau đây là chính xác hơn cả?
- A. So sánh trình tự các nucleôtit của cùng một gen.
- B. So sánh mã di truyền được tế bào sử dụng.
- C. So sánh cấu tạo tế bào.
- D. So sánh cấu trúc giải phẫu các phần cơ thể tương ứng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 464183
Chim sáo ăn những con ve hút máu trên lưng trâu rừng, khi trâu rừng di chuyển thì gây động cỏ, giúp đại bàng dễ bắt các con rắn hơn. Có tối đa bao nhiêu mối quan hệ sinh thái giữa mỗi 2 loài vừa được kể trên?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 464184
Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen cùng quy định khi có alen A và B trong kiểu gen sẽ quy định màu đỏ, các kiểu gen còn lại quy định màu trắng. Đem những cây hoa đỏ (P) có cùng kiểu gen tự thụ phấn, đời con (F1) thu được một lượng cá thể lớn có cả hoa đỏ và hoa trắng. Theo lý thuyết, khi đem các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, những cây hoa trắng ở F2 có thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- A. 1/6
- B. 3/4
- C. 23/36
- D. 7/9
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 464185
Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 5 loại kiểu gen . Theo lý thuyết, các cây có 2 alen trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
- A. 9
- B. 8
- C. 6
- D. 5
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 464186
Ở một loại thực vật, xét 2 cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường; mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Thực hiện phép lai giữa hai cây (P) đều dị hợp về 2 cặp gen và có kiểu gen giống nhau thu được F1. Biết rằng không xảy đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lý thuyết, F1 có thể có bao nhiêu tỷ lệ kiểu hình sau đây?
I. 3: 1. II. 1: 2: 1. III. 209: 91: 91: 9. IV. 18: 7: 5: 2.
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 464187
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
(2) Kích thước quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
(3) Kích thước tối thiểu là khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
(4) Kích thước của quần thể sinh vật là một đặc trưng có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi quần thể di cư đến môi trường mới.
(5) Kích thước tối đa là tốc độ tăng trưởng cực đại của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 464188
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Biết hai cặp gen nằm trên một nhiễm sắc thể, các gen liên kết hoàn toàn. Cho hai cây P giao phấn với nhau thu được F1 có 25% cây hoa đỏ, thân thấp; 50% cây hoa đỏ, thân cao; 25% cây hoa trắng, thân cao.. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có thể có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 464189
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 4
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 464190
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.
IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
- A. 1
- B. 2
- C. 4
- D. 3
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 464191
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ P của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,3 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 Aabb: 0,1 aabb. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 4 loại kiểu gen thân cao, hoa đỏ.
II. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần qua các thế hệ.
III. Ở F3 số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỷ lệ 3/64.
IV. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 24/55 số cây có kiểu gen dị hợp tử 1 trong 2 cặp gen.
- A. 4
- B. 1
- C. 3
- D. 2
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 464192
Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân ly độc lập, cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 100cm. Cây lai được tạo từ cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao
- A. 85cm
- B. 80cm
- C. 70cm
- D. 75cm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 464193
Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một?
- A. Hội chứng Đao
- B. Hội chứng Claiphetơ
- C. Hội chứng Tơcnơ
- D. Hội chứng AIDS
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 464194
Một quần thể thực vật giao phấn, xét 1 gen có 2 alen là E và e. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ?
- A. 50%EE: 50%Ee
- B. 100%Ee
- C. 25%EE: 50%Ee: 25%ee
- D. 50%Ee: 50%ee