Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 465958
Trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đã đạt được thành tựu nào sau đây?
- A. Trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học.
- B. Đi đầu trong ngành công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ.
- C. Là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
- D. Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 465959
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực cách mạng là
- A. công nhân và tư sản.
- B. công nhân và binh lính.
- C. nông dân và tiểu tư sản
- D. công nhân và nông dân.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 465960
Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), Mĩ đã sử dụng chiến thuật nào sau đây?
- A. “Trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
- B. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
- C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- D. “Bình định” toàn bộ miền Nam.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 465961
Với việc kí bản Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhận nhượng cho Pháp một số quyền lợi về
- A. kinh tế - văn hoá.
- B. chính trị - quân sự.
- C. kinh tế - quân sự.
- D. chính trị - xã hội.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 465962
Trước năm 1945, quốc gia duy nhất ở khu vực Đông bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch là
- A. Trung Quốc.
- B. Triều Tiên.
- C. Hàn Quốc.
- D. Nhật Bản.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 465963
Một trong những biện pháp về chính trị nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945 - 1946 là
- A. thành lập Nha Bình dân học vụ.
- B. thông qua Hiến pháp mới.
- C. phổ cập giáo dục tiểu học.
- D. mở nhiều lớp học xóa nạn mù chữ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 465964
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (tháng 2 – 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là
- A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. Đảng Lao động Việt Nam.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 465965
Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Nhật Bản
- D. Mĩ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 465966
Sự kiện nào sau đây đánh dấu “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới?
- A. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
- B. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
- C. "Kế hoạch Mác-san" và sự ra đời của khối quân sự NATO.
- D. Mĩ thông qua "Kế hoạch Mác-san”, viện trợ các nước Tây Âu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 465967
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, lực lượng đóng vai trò phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần là
- A. quân đội Sài Gòn.
- B. quân đội Mĩ.
- C. quân đồng minh của Mĩ.
- D. cố vấn Mĩ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 465968
Sự kiện nào đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?
- A. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất năm 1973.
- B. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai năm 1882.
- C. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An năm 1883.
- D. Hiệp ước Hácmăng 1883 và Hiệp ước Patơnốt 1884.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 465969
Năm 1945, những quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập?
- A. Campuchia, Lan, Inđônêxia.
- B. Inđônêxia, Lào, Thái Lan.
- C. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
- D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 465970
Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã
- A. làm sụp đổ hoàn toàn chỉnh quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- B. làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.
- C. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
- D. mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 465971
Phong trào "vô sản hoá" năm 1928 do tổ chức nào sau đây phát động?
- A. Việt Nam Cách mạng đảng.
- B. Tân Việt Cách mạng đảng.
- C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- D. Việt Nam Quốc dân đảng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 465972
Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
- A. Đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- B. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
- C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- D. Tổng nổi dậy giành chính quyền.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 465973
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào sau đây?
- A. Nông nghiệp và thương nghiệp.
- B. Giao thông vận tải.
- C. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
- D. Công nghiệp chế biến.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 465974
Hội nghị nào của Đảng đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu?
- A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941).
- B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 1-1959).
- C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (tháng 7-1973).
- D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24(tháng 9-1975).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 465975
Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của ASEAN và Liên minh châu Âu (EU)
- A. đều là những đồng minh tin cậy của Mĩ.
- B. đều là đối tác quan trọng của Nhật Bản.
- C. xuất phát từ nhu cầu liên kết trong khu vực
- D. nhằm hạn chế ảnh hưởng và tác động bên ngoài.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 465976
Hội nghị Ianta (2 – 1945) họp ở quốc gia nào sau đây?
- A. Pháp.
- B. Mĩ.
- C. Anh.
- D. Liên Xô.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 465977
Trong những năm 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ
- A. biên giới phía Tây và biên giới Tây Nam.
- B. biên giới phía Nam và biên giới Đông Bắc.
- C. biên giới phía Đông và biên giới phía Tây.
- D. biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 465978
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là
- A. thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản.
- B. việc tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ tổ chức.
- C. đòi hỏi của tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- D. mâu thuẫn giữa các hội viên về tư tưởng cách mạng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 465979
Xô viết Nghệ -Tĩnh trở thành đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì đã
- A. giải phóng nhân dân ta khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
- B. thành lập được chính quyền cách mạng ở một số địa phương.
- C. lập nên nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở nước ta.
- D. hoàn thành triệt để nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 465980
Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
- A. Mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- B. Đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
- C. Lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định trong thắng lợi của cách mạng.
- D. Chưa chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của phong kiến, thực dân, phát xít.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 465981
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đều
- A. là những trận thắng quyết định buộc địch phải có sự điều chỉnh chiến lược.
- B. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
- C. đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
- D. đánh dấu cách mạng miền Nam hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 465982
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3-1975) của nhân dân ta đã
- A. kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- B. lật đổ chính quyền Sài Gòn miền Nam, thống nhất đất nước.
- C. góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 465983
Nội dung nào không phản ánh đúng những thuận lợi của Việt Nam ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công?
- A. Nhân dân giành được quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chính quyền cách mạng.
- B. Cách mạng Việt Nam có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
- C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới dâng cao.
- D. Các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 465984
Từ diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và Xô viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam cho thấy, điểm giống nhau cơ bản giữa hai phong trào này là
- A. đã hình thành liên minh công – nông vững chắc.
- B. giương cao các nhiệm vụ phản đế, phản phong.
- C. dùng lực lượng chính trị quần chúng làm nòng cốt.
- D. dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 465985
Nhận xét nào sau đây là đúng về cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
- A. Nhiệm vụ chống đế quốc được thực hiện độc lập với nhiệm vụ chống phong kiến.
- B. Là cuộc cách mạng vô sản điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở một nước thuộc địa.
- C. Góp phần quyết định vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới.
- D. Là thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa do giai cấp công nhân lãnh đạo.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 465986
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đều
- A. là những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- B. mở ra bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc thế kỉ XX.
- C. kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân.
- D. có ý nghĩa quyết định hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 465987
Các phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và “Đồng khởi” (1959 -1960) ở Việt Nam có sự khác biệt về
- A. hình thức, phương pháp chủ yếu.
- B. tính quần chúng, quyết liệt.
- C. đối tượng đấu tranh.
- D. mục tiêu cao nhất.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 465988
Một trong những hạn chế của các sĩ phu cấp tiến trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là
- A. tiếp thu khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- B. không lựa chọn con đường cách mạng vô sản.
- C. không tìm được phương hướng cứu nước chính xác.
- D. tranh thủ, tìm kiếm sự ủng hộ của nước ngoài.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 465989
Năm 1989, việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh đã
- A. chấm dứt hoàn toàn các cuộc chiến tranh trên thế giới.
- B. đưa các dân tộc bước vào thời kì hòa bình trên phạm vi toàn cầu.
- C. làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn.
- D. đưa kinh tế trở thành nội dung duy nhất trong quan hệ quốc tế.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 465990
Một trong những nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam là do
- A. sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
- B. tác động của chiến tranh lạnh.
- C. Pháp cấu kết với quân Trung Hoa dân quốc.
- D. chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 465991
Năm 1960, nhiều nước ở châu Phi đã giành được
- A. thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
- B. chính quyền về tay giai cấp vô sản.
- C. ưu thế trong cuộc Chiến tranh thế giới.
- D. chính quyền về tay giai cấp nông dân.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 465992
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
- A. cả nước độc lập, thống nhất.
- B. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
- C. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- D. đất nước tạm thời bị chia cắt.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 465993
Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
- A. lực lượng cách mạng.
- B. khuynh hướng chính trị.
- C. đối tượng cách mạng.
- D. mục tiêu trước mắt.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 465994
Khẩu hiệu nào sau đây của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) thể hiện nhiệm vụ chống phong kiến của cách mạng Việt Nam?
- A. Tiến hành cải cách ruộng đất.
- B. Tịch thu tài sản của giai cấp địa chủ.
- C. Thành lập chính quyền Xô Viết.
- D. Chống tô cao và lãi nặng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 465995
Phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam có tác dụng nào sau đây?
- A. Hình thành khối liên minh công – nông.
- B. Giành quyền lãnh đạo cho giai cấp công nhân.
- C. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng cách mạng.
- D. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương lên cầm quyền.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 465996
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam?
- A. Pháp tăng cường khủng bố phong trào yêu nước Việt Nam.
- B. Quốc tế Cộng sản có chủ trương chuyển hướng đấu tranh.
- C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp gay gắt.
- D. Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 465997
Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương.
- B. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu.
- C. Có sự viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh.
- D. Ý thức giải phóng dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ.